Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024, cả nước nhập khẩu 988.612 tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá gần 650,66 triệu USD, giá trung bình đạt 658,2 USD/tấn, tăng 21,5% về lượng và tăng 13,4% kim ngạch nhưng giảm 6,7% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.
Riêng tháng 4/2024, nhập khẩu 259.897 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương gần 149,48 triệu USD, giá trung bình 575,2 USD/tấn, tăng 15,1% về lượng, nhưng giảm 2% về kim ngạch và giảm 14,8% về giá so với tháng 3/2024.
Thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là Qatar, với 235.801 tấn, tương đương trên 138,32 triệu USD, giá 586,6 USD/tấn, tăng 156,7% về lượng, tăng 125% về kim ngạch nhưng giảm 12,4% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023; chiếm 23,9% trong tổng lượng và chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Riêng tháng 4/2024, nhập khẩu từ thị trường này đạt 65.201 tấn, tương đương trên 27,45 triệu USD, giá 421 USD/tấn, tăng mạnh 94,6% về lượng và tăng 22,9% về kim ngạch so với tháng 3/2024 nhưng giá giảm mạnh 36,9%; so với tháng 4/2023 thì tăng 41,9% về lượng, tăng 1,8% kim ngạch nhưng giảm 28,3% về giá.
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ thị trường Malaysia tháng 4/2024 tăng rất mạnh 143,7% về lượng và tăng 87% về kim ngạch so với tháng 3/2024, đạt 85.338 tấn, tương đương trên 48,08 triệu USD, giá 563,4 USD/tấn, giá giảm 23,2%; so với tháng 4/2023 cũng tăng mạnh 400,6% về lượng, tăng 324,8% kim ngạch nhưng giảm 15% về giá.
Malaysia vượt qua Saudi Arabia, trở thành thị trường lớn thứ 2 cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam trong 4 tháng, đạt 207.456 tấn, tương đương 135,68 triệu USD, giá nhập khẩu 654 USD/tấn, tăng mạnh 541,5% về lượng, tăng 476,7% về kim ngạch nhưng giảm 10% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023, chiếm trên 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đứng thứ 3 là thị trường Saudi Arabia đạt 187.428 tấn, trị giá 125,44 triệu USD, giá 669,3 USD/tấn, giảm 28,4% về lượng, giảm 31% về kim ngạch và giảm 3,7% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023, chiếm 19% trong tổng lượng và chiếm 19,3% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 4 tháng đầu năm 2024 từ đa số thị trường tăng so với 4 tháng đầu năm 2023.
Thị trường khí đốt hóa lỏng Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1991, với sản lượng chỉ khoảng 400 tấn. Năm 1998, Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố đi vào hoạt động là sự kiện nổi bật đánh dấu mốc của thị trường LPG Việt Nam. Hiện sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm.
LPG ở Việt Nam chủ yếu được dùng để chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... Bên cạnh đó, các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần tăng và 2 lần giảm giá.
Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.
Xem tiếp...
Riêng tháng 4/2024, nhập khẩu 259.897 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương gần 149,48 triệu USD, giá trung bình 575,2 USD/tấn, tăng 15,1% về lượng, nhưng giảm 2% về kim ngạch và giảm 14,8% về giá so với tháng 3/2024.
Thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm là Qatar, với 235.801 tấn, tương đương trên 138,32 triệu USD, giá 586,6 USD/tấn, tăng 156,7% về lượng, tăng 125% về kim ngạch nhưng giảm 12,4% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023; chiếm 23,9% trong tổng lượng và chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Riêng tháng 4/2024, nhập khẩu từ thị trường này đạt 65.201 tấn, tương đương trên 27,45 triệu USD, giá 421 USD/tấn, tăng mạnh 94,6% về lượng và tăng 22,9% về kim ngạch so với tháng 3/2024 nhưng giá giảm mạnh 36,9%; so với tháng 4/2023 thì tăng 41,9% về lượng, tăng 1,8% kim ngạch nhưng giảm 28,3% về giá.
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ thị trường Malaysia tháng 4/2024 tăng rất mạnh 143,7% về lượng và tăng 87% về kim ngạch so với tháng 3/2024, đạt 85.338 tấn, tương đương trên 48,08 triệu USD, giá 563,4 USD/tấn, giá giảm 23,2%; so với tháng 4/2023 cũng tăng mạnh 400,6% về lượng, tăng 324,8% kim ngạch nhưng giảm 15% về giá.
Malaysia vượt qua Saudi Arabia, trở thành thị trường lớn thứ 2 cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam trong 4 tháng, đạt 207.456 tấn, tương đương 135,68 triệu USD, giá nhập khẩu 654 USD/tấn, tăng mạnh 541,5% về lượng, tăng 476,7% về kim ngạch nhưng giảm 10% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023, chiếm trên 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đứng thứ 3 là thị trường Saudi Arabia đạt 187.428 tấn, trị giá 125,44 triệu USD, giá 669,3 USD/tấn, giảm 28,4% về lượng, giảm 31% về kim ngạch và giảm 3,7% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023, chiếm 19% trong tổng lượng và chiếm 19,3% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 4 tháng đầu năm 2024 từ đa số thị trường tăng so với 4 tháng đầu năm 2023.
Thị trường khí đốt hóa lỏng Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1991, với sản lượng chỉ khoảng 400 tấn. Năm 1998, Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố đi vào hoạt động là sự kiện nổi bật đánh dấu mốc của thị trường LPG Việt Nam. Hiện sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm.
LPG ở Việt Nam chủ yếu được dùng để chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... Bên cạnh đó, các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần tăng và 2 lần giảm giá.
Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.
Xem tiếp...