- Bài viết
- 1,556
- Xu
- 138,124
Có người bảo rằng một trong những công ty tài chính lớn nhất thế giới đã sụp đổ vì một vụ ly dị. Chuyện này cũng không phải quá vô lý.
Ngày 15/9 năm 2008 ghi nhận một sự kiện quan trọng của kinh tế thế giới: Lehman Brothers, thể chế tài chính lớn thứ 4 nước Mỹ và lớn bậc nhất hành tinh, nộp đơn xin phá sản. Hàng trăm tỷ USD, một thế kỷ rưỡi lịch sử huy hoàng bỗng hóa thành mây khói. Nó mở ra một chuỗi các sự sụp đổ tạo thành một cuộc khủng hoảng của Phố Wall, và sau đó, là khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sự việc này dưới góc độ kinh tế học thì Google có thể cung cấp cho các bạn rất nhiều nguồn. Nhưng hôm nay, Cà phê sáng muốn nhìn nó dưới một góc độ ít người để ý hơn: gia đình của những người lãnh đạo.
Lehman Bros, dưới sự lãnh đạo của tổng giám đốc Dick Fuld từ năm 1994, là một nơi tôn thờ các giá trị của gia đình. Ông tổng Dick Fuld nuôi một niềm tin bất diệt rằng chỉ khi nhân viên cấp dưới của mình có một tổ ấm vững chắc, thì Lehman Bros mới có thể thịnh vượng. Ông túm tay phó tổng Bradley Jack ra một góc chất vất khi loáng thoáng nghe thấy ông này cãi nhau với vợ. Ông chì chiết giám đốc chiến lược Scott Freidheim vì “tội” ngoài 40 tuổi vẫn chưa thèm lập gia đình. Bản thân Dick Fuld thì có một gia đình nổi tiếng hạnh phúc.
Một trong những người tích cực truyền bá cái giá trị nền của Dick Fuld nhất, là ông phó tổng Chris Pettit, cánh tay phải của người lãnh đạo. Người ta kể rằng trong một bữa tiệc của các lãnh đạo Lehman Bros hồi thập kỷ 80, Pettit đã từng thốt lên sảng khoái: “Hãy nhìn đi, các vị! Tất cả những người ở đây đều đến dự tiệc với hôn thê chính thức của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta thành công. Bởi vì lời nói của chúng ta chính là danh dự của chúng ta. Thiên hạ tin chúng ta”.
Có thể mường tượng được, rằng cuộc gặp gỡ của các nhân vật siêu giàu Phố Wall, cũng giống như cuộc gặp gỡ của các đại gia xứ ta, thỉnh thoảng sẽ được điểm xuyết bởi vài “cô em gái” chân dài lộng lẫy cùng khoác tay đến dự tiệc, mà ai cũng biết là em gái kiểu gì nhưng tế nhị không hỏi han. Đó có thể là những món trang sức đầy giá trị thể hiện sức hút của người đàn ông – trong thời đại mà các giá trị về hôn nhân không còn quá nặng nề, ai cũng “thông cảm” được cho nhau về vấn đề các cô em gái. Nhưng Lehman Bros thì nuôi một niềm tin bất diệt về những giá trị cũ.
Nhưng rốt cục thì chính Chris Pettit, người được Dick Fuld tin tưởng nhất lại xổ toẹt vào cái hệ giá trị ấy. Ông này bập vào một cô nhân viên trẻ của tập đoàn, một người mà các lãnh đạo khác của Lehman khinh bỉ mô tả như một kẻ đào mỏ, và ly dị bà vợ già ở nhà, người mà ông yêu từ thời niên thiếu.
Tất nhiên là liên hệ chuyện ấy với kết cục của thể chế tài chính khổng lồ Lehman Bros là chuyện nói cho vui thôi. Nhưng ngẫm lại thì cũng chưa hẳn vô lý.
Câu nói của Chris Pettit cách đây 30 năm, thật ra rất hợp lý: Người ta thành công vì họ đáng tin tưởng. Khi họ không đáng tin nữa, thì có thể mất tất cả lắm chứ.
Ngày 15/9 năm 2008 ghi nhận một sự kiện quan trọng của kinh tế thế giới: Lehman Brothers, thể chế tài chính lớn thứ 4 nước Mỹ và lớn bậc nhất hành tinh, nộp đơn xin phá sản. Hàng trăm tỷ USD, một thế kỷ rưỡi lịch sử huy hoàng bỗng hóa thành mây khói. Nó mở ra một chuỗi các sự sụp đổ tạo thành một cuộc khủng hoảng của Phố Wall, và sau đó, là khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sự việc này dưới góc độ kinh tế học thì Google có thể cung cấp cho các bạn rất nhiều nguồn. Nhưng hôm nay, Cà phê sáng muốn nhìn nó dưới một góc độ ít người để ý hơn: gia đình của những người lãnh đạo.
Lehman Bros, dưới sự lãnh đạo của tổng giám đốc Dick Fuld từ năm 1994, là một nơi tôn thờ các giá trị của gia đình. Ông tổng Dick Fuld nuôi một niềm tin bất diệt rằng chỉ khi nhân viên cấp dưới của mình có một tổ ấm vững chắc, thì Lehman Bros mới có thể thịnh vượng. Ông túm tay phó tổng Bradley Jack ra một góc chất vất khi loáng thoáng nghe thấy ông này cãi nhau với vợ. Ông chì chiết giám đốc chiến lược Scott Freidheim vì “tội” ngoài 40 tuổi vẫn chưa thèm lập gia đình. Bản thân Dick Fuld thì có một gia đình nổi tiếng hạnh phúc.
Một trong những người tích cực truyền bá cái giá trị nền của Dick Fuld nhất, là ông phó tổng Chris Pettit, cánh tay phải của người lãnh đạo. Người ta kể rằng trong một bữa tiệc của các lãnh đạo Lehman Bros hồi thập kỷ 80, Pettit đã từng thốt lên sảng khoái: “Hãy nhìn đi, các vị! Tất cả những người ở đây đều đến dự tiệc với hôn thê chính thức của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta thành công. Bởi vì lời nói của chúng ta chính là danh dự của chúng ta. Thiên hạ tin chúng ta”.
Có thể mường tượng được, rằng cuộc gặp gỡ của các nhân vật siêu giàu Phố Wall, cũng giống như cuộc gặp gỡ của các đại gia xứ ta, thỉnh thoảng sẽ được điểm xuyết bởi vài “cô em gái” chân dài lộng lẫy cùng khoác tay đến dự tiệc, mà ai cũng biết là em gái kiểu gì nhưng tế nhị không hỏi han. Đó có thể là những món trang sức đầy giá trị thể hiện sức hút của người đàn ông – trong thời đại mà các giá trị về hôn nhân không còn quá nặng nề, ai cũng “thông cảm” được cho nhau về vấn đề các cô em gái. Nhưng Lehman Bros thì nuôi một niềm tin bất diệt về những giá trị cũ.
Nhưng rốt cục thì chính Chris Pettit, người được Dick Fuld tin tưởng nhất lại xổ toẹt vào cái hệ giá trị ấy. Ông này bập vào một cô nhân viên trẻ của tập đoàn, một người mà các lãnh đạo khác của Lehman khinh bỉ mô tả như một kẻ đào mỏ, và ly dị bà vợ già ở nhà, người mà ông yêu từ thời niên thiếu.
Tất nhiên là liên hệ chuyện ấy với kết cục của thể chế tài chính khổng lồ Lehman Bros là chuyện nói cho vui thôi. Nhưng ngẫm lại thì cũng chưa hẳn vô lý.
Câu nói của Chris Pettit cách đây 30 năm, thật ra rất hợp lý: Người ta thành công vì họ đáng tin tưởng. Khi họ không đáng tin nữa, thì có thể mất tất cả lắm chứ.