Một giáo viên tốt có thể ảnh hưởng đến trẻ em trong 3-5 năm, nhưng cha mẹ tốt chắc chắn có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ suốt cuộc đời. Khi có 4 dấu hiệu sau, chứng tỏ gia đình đó sẽ càng ngày càng thịnh vượng, hạnh phúc, tương lai con cái rạng ngời.
Ảnh minh họa
1. Không khí gia đình hòa thuận, không có mâu thuẫn lớn giữa các thành viên
Nhà là bến đỗ hạnh phúc. Ai cũng mong gia đình mình hòa thuận, yêu thương. Mâu thuẫn nội bộ trong nhà sẽ chỉ khiến bầu không khí trở nên tồi tệ. Theo các nghiên cứu, trẻ trong gia đình có những mâu thuẫn, thì tỷ lệ rối loạn tâm lý hay mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp; tỷ lệ này tăng hơn ở những gia đình ở thành thị.
Một gia đình đẹp đẽ là gốc rễ của mọi hạnh phúc và sức mạnh. Chỉ khi người mẹ thoải mái và người cha biết định hướng thì mới tạo được không khí gia đình hòa thuận. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy mới có một trái tim kiên cường và nghị lực.
Người mẹ là mang lại cho đứa trẻ cảm giác an toàn trong cuộc sống, còn nhiệm vụ của người cha là hướng dẫn đứa trẻ đối mặt với những vấn đề khác nhau mà trẻ sẽ gặp phải trong tương lai. Mẹ thoải mái về mặt cảm xúc, con có sức mạnh trong lòng, cha biết hướng dẫn, con có phương hướng để tiến về phía trước. Đây là phước phần của đứa con khi được sinh ra trong gia đình như vậy.
"Cam trồng ở Hoài Nam là quýt, cam trồng ở Hoài Bắc là cam" (Hoài Nam và Hoài Bắc cùng thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). Một gia đình coi trọng giáo dục chắc chắn có thể sinh ra một đứa trẻ ưu tú, ham học hỏi. Giáo dục 5 buổi ở trường cần thêm 2 buổi ở nhà nữa mới thu được hiệu quả. Tại trường mỗi đứa trẻ đều có cơ hội như nhau, nhưng tại nhà thì chưa chắc.
Hiện nay, nhiều cha mẹ chủ động tìm hiểu các phương pháp giáo dục khoa học để nuôi dưỡng con cái tốt hơn. Cha mẹ không còn phàn nàn về việc con nghịch ngợm, không kiểm soát con quá mức mà tích cực quan tâm đến các biểu hiện và nguyên nhân vấn đề của con, đồng thời chủ động can thiệp, khắc phục.
Phụ huynh có thể tìm hiểu các lý thuyết giáo dục và kinh nghiệm thực tế mới nhất, đồng thời nâng cao kho kiến thức và kỹ năng giáo dục bằng cách đọc sách, tham gia đào tạo giáo dục, giao tiếp và chia sẻ. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể giao tiếp và tương tác với các phụ huynh khác, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và cùng nhau phát triển.
Họ cũng chủ động hoàn thiện bản thân để giáo dục con cái. Cha mẹ hiểu rằng để nuôi dưỡng con cái mình trở thành kiểu người như thế nào thì trước tiên mình phải trở thành kiểu người đó.
Có một hiện tượng tâm lý gọi là "lây nhiễm cảm xúc" - tức người này có thể bị nhiễm cảm xúc của người khác giống như lây lan bệnh cúm. Nếu ở xung quanh những người vui vẻ, hạnh phúc thì cảm xúc của chúng ta cũng đi theo chiều hướng tốt lên, nếu ở cạnh những người luôn ủ rũ, cau có, những cảm xúc tiêu cực từ họ cũng bị lan truyền sang ta.
Sự tích cực và lạc quan của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con, giúp trẻ luôn lạc quan, chủ động đối mặt với mọi khó khăn và thất bại. Một số chuyên gia đã phát hiện tính cách của trẻ càng lạc quan thì trẻ sẽ vượt trội các bạn cùng lứa tuổi.
4. Cha mẹ tôn trọng nhịp độ trưởng thành riêng của con
"Hiệu ứng nỗ lực ngược" cho thấy: Nhiều khi, càng quan tâm, càng lo lắng, càng muốn kiểm soát thì khả năng thực hiện, hành vi của chúng ta sẽ bị biến dạng và kết quả sẽ trái ngược với mong đợi.
Wang Defeng, một Giáo sư ở Trung Quốc, từng muốn con trai được nhận vào trường cũ của mình, Đại học Phúc Đán. Vì lý do này, ông ép buộc và theo dõi con học từ khi còn nhỏ, để con lớn lên theo kế hoạch. Nhưng vào ngày có kết quả thi đại học, trong lòng ông như đóng băng: Con trai ông gần như không thể vào đại học bình thường chứ đừng nói đến Đại học Phục Đán.
Ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế. Nhưng kết quả khiến ông vô cùng ngạc nhiên: Khi không còn ép con học nữa, con lại thực sự yêu thích việc học và được nhận vào học viện hàng đầu thế giới - Trường Kinh doanh London.
Mọi người cần tuân theo bản chất của chính mình và trở thành con người thực sự của họ. Giống như một hạt giống, nó nảy mầm và phát triển theo nhịp điệu và trật tự bên trong. Sự phát triển của mỗi đứa trẻ đều có những quy luật và trật tự riêng. Điều chúng ta có thể làm là từ bỏ sự lo lắng và cố chấp, tôn trọng bản chất của trẻ và để trẻ lớn lên trong một thế giới tự nhiên, trong môi trường ổn định và thoải mái. Bằng cách này, chúng ta có thể có được một đứa trẻ tự tin và hạnh phúc, đồng thời giúp mối quan hệ hai bên tốt đẹp.
Theo Hiểu Đan
Theo PNM
Copy link
Link bài gốc
Lấy link! https://phunumoi.net.vn/gia-dinh-co...u-1-thoi-cung-da-rat-dang-mo-uoc-d312881.html
Xem tiếp...
Ảnh minh họa
1. Không khí gia đình hòa thuận, không có mâu thuẫn lớn giữa các thành viên
Nhà là bến đỗ hạnh phúc. Ai cũng mong gia đình mình hòa thuận, yêu thương. Mâu thuẫn nội bộ trong nhà sẽ chỉ khiến bầu không khí trở nên tồi tệ. Theo các nghiên cứu, trẻ trong gia đình có những mâu thuẫn, thì tỷ lệ rối loạn tâm lý hay mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với các em trong gia đình có sự hòa hợp; tỷ lệ này tăng hơn ở những gia đình ở thành thị.
Một gia đình đẹp đẽ là gốc rễ của mọi hạnh phúc và sức mạnh. Chỉ khi người mẹ thoải mái và người cha biết định hướng thì mới tạo được không khí gia đình hòa thuận. Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy mới có một trái tim kiên cường và nghị lực.
Người mẹ là mang lại cho đứa trẻ cảm giác an toàn trong cuộc sống, còn nhiệm vụ của người cha là hướng dẫn đứa trẻ đối mặt với những vấn đề khác nhau mà trẻ sẽ gặp phải trong tương lai. Mẹ thoải mái về mặt cảm xúc, con có sức mạnh trong lòng, cha biết hướng dẫn, con có phương hướng để tiến về phía trước. Đây là phước phần của đứa con khi được sinh ra trong gia đình như vậy.
2. Coi trọng giáo dục gia đình
"Cam trồng ở Hoài Nam là quýt, cam trồng ở Hoài Bắc là cam" (Hoài Nam và Hoài Bắc cùng thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc). Một gia đình coi trọng giáo dục chắc chắn có thể sinh ra một đứa trẻ ưu tú, ham học hỏi. Giáo dục 5 buổi ở trường cần thêm 2 buổi ở nhà nữa mới thu được hiệu quả. Tại trường mỗi đứa trẻ đều có cơ hội như nhau, nhưng tại nhà thì chưa chắc.
Hiện nay, nhiều cha mẹ chủ động tìm hiểu các phương pháp giáo dục khoa học để nuôi dưỡng con cái tốt hơn. Cha mẹ không còn phàn nàn về việc con nghịch ngợm, không kiểm soát con quá mức mà tích cực quan tâm đến các biểu hiện và nguyên nhân vấn đề của con, đồng thời chủ động can thiệp, khắc phục.
Phụ huynh có thể tìm hiểu các lý thuyết giáo dục và kinh nghiệm thực tế mới nhất, đồng thời nâng cao kho kiến thức và kỹ năng giáo dục bằng cách đọc sách, tham gia đào tạo giáo dục, giao tiếp và chia sẻ. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể giao tiếp và tương tác với các phụ huynh khác, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và cùng nhau phát triển.
Họ cũng chủ động hoàn thiện bản thân để giáo dục con cái. Cha mẹ hiểu rằng để nuôi dưỡng con cái mình trở thành kiểu người như thế nào thì trước tiên mình phải trở thành kiểu người đó.
3. Gia đình lạc quan
Có một hiện tượng tâm lý gọi là "lây nhiễm cảm xúc" - tức người này có thể bị nhiễm cảm xúc của người khác giống như lây lan bệnh cúm. Nếu ở xung quanh những người vui vẻ, hạnh phúc thì cảm xúc của chúng ta cũng đi theo chiều hướng tốt lên, nếu ở cạnh những người luôn ủ rũ, cau có, những cảm xúc tiêu cực từ họ cũng bị lan truyền sang ta.
Sự tích cực và lạc quan của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con, giúp trẻ luôn lạc quan, chủ động đối mặt với mọi khó khăn và thất bại. Một số chuyên gia đã phát hiện tính cách của trẻ càng lạc quan thì trẻ sẽ vượt trội các bạn cùng lứa tuổi.
4. Cha mẹ tôn trọng nhịp độ trưởng thành riêng của con
"Hiệu ứng nỗ lực ngược" cho thấy: Nhiều khi, càng quan tâm, càng lo lắng, càng muốn kiểm soát thì khả năng thực hiện, hành vi của chúng ta sẽ bị biến dạng và kết quả sẽ trái ngược với mong đợi.
Wang Defeng, một Giáo sư ở Trung Quốc, từng muốn con trai được nhận vào trường cũ của mình, Đại học Phúc Đán. Vì lý do này, ông ép buộc và theo dõi con học từ khi còn nhỏ, để con lớn lên theo kế hoạch. Nhưng vào ngày có kết quả thi đại học, trong lòng ông như đóng băng: Con trai ông gần như không thể vào đại học bình thường chứ đừng nói đến Đại học Phục Đán.
Ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế. Nhưng kết quả khiến ông vô cùng ngạc nhiên: Khi không còn ép con học nữa, con lại thực sự yêu thích việc học và được nhận vào học viện hàng đầu thế giới - Trường Kinh doanh London.
Mọi người cần tuân theo bản chất của chính mình và trở thành con người thực sự của họ. Giống như một hạt giống, nó nảy mầm và phát triển theo nhịp điệu và trật tự bên trong. Sự phát triển của mỗi đứa trẻ đều có những quy luật và trật tự riêng. Điều chúng ta có thể làm là từ bỏ sự lo lắng và cố chấp, tôn trọng bản chất của trẻ và để trẻ lớn lên trong một thế giới tự nhiên, trong môi trường ổn định và thoải mái. Bằng cách này, chúng ta có thể có được một đứa trẻ tự tin và hạnh phúc, đồng thời giúp mối quan hệ hai bên tốt đẹp.
Theo Hiểu Đan
Theo PNM
Copy link
Link bài gốc
Lấy link! https://phunumoi.net.vn/gia-dinh-co...u-1-thoi-cung-da-rat-dang-mo-uoc-d312881.html
Xem tiếp...