Ðến hết năm 2023, cả nước có khoảng 18.000 công trình cấp nước nông thôn tập trung, cung cấp nước cho khoảng 32 triệu người, chiếm 52% số dân nông thôn; còn khoảng 48% dân số nông thôn sử dụng nước từ công trình cấp nước hộ gia đình.
Tại Ðồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 14 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn, đến nay, khu vực này có khoảng 3.928 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 70%.
Công trình nước sạch nông thôn là hạ tầng quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn.
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng cấp nước sạch vùng nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, ở nhiều nơi, nhân dân vùng nông thôn đã được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giúp nâng cao chất lượng sống.
Như tại Ðồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 14 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn, đến nay, khu vực này có khoảng 3.928 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 70%.
Mặc dù vậy, việc quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hiện nay ở các địa phương đang có nhiều bất cập. Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 5.976 công trình cấp nước sinh hoạt hoạt động kém bền vững và xuống cấp, hư hỏng.
Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh cho rằng, nguyên nhân là do nhiều công trình có công suất nhỏ (dưới 50 m3/ngày, đêm) và được đầu tư xây dựng hơn 20 năm đã hết khấu hao.
Các công trình này chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi, giao cho Ủy ban nhân dân xã hoặc cộng đồng dân cư quản lý, cán bộ vận hành không được đào tạo chuyên nghiệp.
Qua thống kê, hiện nay có khoảng 13.500 công trình do ủy ban nhân dân xã, hợp tác xã và cộng đồng quản lý, vận hành. Ngoài ra, nhiều công trình bị hỏng do ảnh hưởng bởi thiên tai, nguồn nước bị cạn kiệt, suy giảm chất lượng nước… trong khi đó ngân sách địa phương không bố trí được nguồn để duy tu, sửa chữa kịp thời dẫn đến việc xuống cấp ngày càng nghiêm trọng.
Mặt khác, ở một số nơi cơ chế tài chính bất cập, giá nước được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, dẫn tới thu không đủ bù chi, thậm chí không đủ để trang trải cho quản lý, vận hành và sửa chữa nhỏ; một số địa phương chỉ chú trọng đến xây dựng công trình mới mà chưa quan tâm đến việc duy tu, nâng cấp, sửa chữa các công trình cũ; ở những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, ý thức của người dân trong việc sử dụng nước và bảo vệ công trình chưa cao…
Cấp nước sạch an toàn và vệ sinh nông thôn là nhiệm vụ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sống cho nhân dân vùng nông thôn. Do đó, bảo vệ, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình nước sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn là rất cần thiết.
Hiện nay, Trung ương và các địa phương đang tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đến năm 2030, phấn đấu có 65% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn; đến năm 2045, phấn đấu 100% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch.
Ðể thực hiện mục tiêu đó, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần chuyên nghiệp hóa công tác quản lý khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm công trình cấp nước nông thôn hoạt động ổn định, hiệu quả, bền vững; rà soát các công trình hư hỏng, xuống cấp để bố trí kinh phí sửa chữa; huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khai thác, vận hành và bảo vệ công trình cấp nước nhưng có sự hỗ trợ về chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật của đơn vị chuyên trách.
Ðồng thời, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn, nhất là các công trình giao cho ủy ban nhân dân xã quản lý; hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại những vùng khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Xem tiếp...
Tại Ðồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 14 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn, đến nay, khu vực này có khoảng 3.928 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 70%.
Công trình nước sạch nông thôn là hạ tầng quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn.
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng cấp nước sạch vùng nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, ở nhiều nơi, nhân dân vùng nông thôn đã được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giúp nâng cao chất lượng sống.
Như tại Ðồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 14 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn, đến nay, khu vực này có khoảng 3.928 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 70%.
Mặc dù vậy, việc quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hiện nay ở các địa phương đang có nhiều bất cập. Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng 5.976 công trình cấp nước sinh hoạt hoạt động kém bền vững và xuống cấp, hư hỏng.
Phó Cục trưởng Thủy lợi Lương Văn Anh cho rằng, nguyên nhân là do nhiều công trình có công suất nhỏ (dưới 50 m3/ngày, đêm) và được đầu tư xây dựng hơn 20 năm đã hết khấu hao.
Các công trình này chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi, giao cho Ủy ban nhân dân xã hoặc cộng đồng dân cư quản lý, cán bộ vận hành không được đào tạo chuyên nghiệp.
Qua thống kê, hiện nay có khoảng 13.500 công trình do ủy ban nhân dân xã, hợp tác xã và cộng đồng quản lý, vận hành. Ngoài ra, nhiều công trình bị hỏng do ảnh hưởng bởi thiên tai, nguồn nước bị cạn kiệt, suy giảm chất lượng nước… trong khi đó ngân sách địa phương không bố trí được nguồn để duy tu, sửa chữa kịp thời dẫn đến việc xuống cấp ngày càng nghiêm trọng.
Mặt khác, ở một số nơi cơ chế tài chính bất cập, giá nước được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất, dẫn tới thu không đủ bù chi, thậm chí không đủ để trang trải cho quản lý, vận hành và sửa chữa nhỏ; một số địa phương chỉ chú trọng đến xây dựng công trình mới mà chưa quan tâm đến việc duy tu, nâng cấp, sửa chữa các công trình cũ; ở những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, ý thức của người dân trong việc sử dụng nước và bảo vệ công trình chưa cao…
Cấp nước sạch an toàn và vệ sinh nông thôn là nhiệm vụ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sống cho nhân dân vùng nông thôn. Do đó, bảo vệ, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững, gắn với huy động các nguồn lực ngoài ngân sách cùng Nhà nước đầu tư phát triển, khai thác công trình nước sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn là rất cần thiết.
Hiện nay, Trung ương và các địa phương đang tập trung nguồn lực để thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đến năm 2030, phấn đấu có 65% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn; đến năm 2045, phấn đấu 100% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước sạch.
Ðể thực hiện mục tiêu đó, thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần chuyên nghiệp hóa công tác quản lý khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm công trình cấp nước nông thôn hoạt động ổn định, hiệu quả, bền vững; rà soát các công trình hư hỏng, xuống cấp để bố trí kinh phí sửa chữa; huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khai thác, vận hành và bảo vệ công trình cấp nước nhưng có sự hỗ trợ về chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật của đơn vị chuyên trách.
Ðồng thời, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn, nhất là các công trình giao cho ủy ban nhân dân xã quản lý; hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại những vùng khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Xem tiếp...