Đường trên cao có chống được kẹt xe khi phương tiện cá nhân vẫn còn?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tôi qua Bangkok (Thái Lan) đi đường trên cao, thấy vẫn có tình trạng kẹt xe.


"Không chỉ TP HCM mà kể cả Hà Nội và các thành phố khác cũng nên nghiên cứu làm đường trên cao cho các trục chính lưu thông thuận tiện như Thái Lan.

Tôi đi từ Long Biên qua Cầu Giấy hoặc Hà Đông (Hà Nội) đáng lẽ có tuyến chạy trên cao không cần đi dưới phố nhưng lại phải chạy qua các phố gây tăng lưu lượng phương tiện gây ùn tắc và ô nhiễm môi trường - vì dừng nhiều đèn đỏ và quá nhiều xe chạy chậm lề rề".

Độc giả bình luận như trên, cho rằng đường trên cao sẽ là phương án chống ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. Bình luận này được viết sau bài .

Theo đó, ngoài các tuyến cũ đã quy hoạch, thành phố sẽ phát triển thêm hệ thống đường trên cao ở các trục giao thông chính nhằm giảm ùn tắc, hạn chế giải phóng mặt bằng.

Độc giả đề xuất: "Nên làm đường trên cao trục xuyên tâm Bắc Nam và Đông Tây. Bắc Nam theo hướng tuyến Ngã 4 Hàng Xanh - Điện Biên Phủ- Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - 3 tháng 2- Kinh Dương Vương- Bến xe Miền Tây.

Đông Tây theo hướng tuyến: Chợ Bến Thành- Cách Mạng tháng 8- Trường Chinh - Quốc lộ 22. Nếu làm được hai đường trên cao này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kẹt xe hiện nay.

Một số nước trong khu vực như Thái Lan đã dùng phương án xây đường trên cao để giảm ùn tắc. Độc giả lưu ý:

"Tôi qua Thái Lan, ở Bangkok, toàn đi đường trên cao nhưng kẹt còn hơn ở Việt Nam, đến nỗi người ta nói kẹt xe là đặc sản của Thái Lan.

Ngoài ra đi đường trên cao nhìn xuống nhà toàn thấy mái tôn xấu ơi là xấu, còn đi đường bên dưới thì ngắm hai bên không được vì bị đường trên cao che mất tầm nhìn, nói chung xấu lắm, không đẹp như ở TP HCM".

Độc giả cho rằng: "Trước khi cầu Ba Son thông xe tôi nghĩ ai mà đi cầu này, từ quận 2 (cũ) qua quận 1 thì có cầu thủ thiêm 1 và hầm.

Nhưng giờ tôi đã lầm, xe từ quận 2 (cũ) qua quận 1 đi cầu Ba Son rất nhiều.
Chứng minh rằng dù đường có mở rộng thêm, nhiều con đường mới lập ra thì vẫn sẽ bị phương tiện cá nhân lấp vào.

Phải chấp nhận thực tế rằng mỗi năm thành phố tiếp nhận hàng nghìn người học sinh, lao động vào cùng với xe cá nhân của họ, thì không có đường nào sẽ thông thoát được.

Chỉ có phương tiện công cộng như Singapore mới may ra không có tình trạng kẹt xe, giờ hoặc chấp nhận kẹt xe là điều hiển nhiên hoặc trông chờ mấy chục năm nữa dùng phương tiện công cộng sẽ hết kẹt xe".

*Theo bạn đường trên cao chống ùn tắc giao thông hiệu quả?

Hữu Nghị tổng hợp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom