- Bài viết
- 587
- Xu
- 29,115
Đức tính hợp pháp hóa cần sa
Đức lên kế hoạch cho phép sử dụng cần sa với mục đích giải trí và có thể trở thành một trong những nước đầu tiên ở châu Âu quyết định như vậy.
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach hôm nay trình bày kế hoạch về quản lý phân phối và sử dụng cần sa có kiểm soát cho mục đích giải trí ở người trưởng thành. Hành vi mua và sở hữu khoảng 20-30 gram cần sa để giải trí sẽ được coi là hợp pháp. Người dân được phép tự trồng cây cần sa ở mức hạn chế là 3 cây với một người trưởng thành.
Chính phủ Đức còn lên kế hoạch áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này cũng như phát triển giáo dục về cần sa.
Bộ trưởng Lauterbach chưa cung cấp mốc thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch sẽ đưa Đức trở thành quốc gia Liên minh châu Âu (EU) thứ hai hợp pháp hóa cần sa sau Malta.
Chính phủ liên minh của Thủ tướng Đức Olaf Scholz năm ngoái đạt thỏa thuận ban hành luật trong nhiệm kỳ 4 năm của ông về cho phép phân phối cần sa có kiểm soát tại các cửa hàng được cấp phép.
Nhiều nước châu Âu đã hợp pháp hóa cần sa sử dụng cho các mục đích y học. Chính phủ Đức phê duyệt điều này từ năm 2017.
Khảo sát hồi năm ngoái chỉ ra rằng hợp pháp hóa cần sa có thể mang lại cho Đức nguồn thu thuế hàng năm, tiết kiệm khoảng 4,7 tỷ euro và tạo ra 27.000 việc làm.
Lauterbach cho biết khoảng 4 triệu người ở Đức sử dụng cần sa hồi năm ngoái, trong đó 25% số người sử dụng ở độ tuổi 18 - 24. Quan chức Đức kỳ vọng việc hợp pháp hóa sẽ xử lý được thị trường chợ đen cần sa.
Bộ trưởng cho biết thêm Đức sẽ trình kế hoạch lên Ủy ban châu Âu xin ý kiến đánh giá và sẽ chỉ soạn thảo luật sau khi được ủy ban này "bật đèn xanh".
Kế hoạch hợp pháp hóa cần sa gây phản ứng trái chiều tại Đức. Hiệp hội dược sĩ Đức cảnh báo động thái này có thể gây rủi ro sức khỏe và khiến các tiệm thuốc rơi vào thế khó. Lãnh đạo y tế bang Bavaria Klaus Holetschek cũng cảnh báo Đức không nên trở thành "điểm du lịch ma túy tại châu Âu".
Đảng Xanh của Đức trong khi đó khẳng định nhiều thập kỷ áp lệnh cấm cần sa chỉ làm "trầm trọng thêm rủi ro", thêm rằng buôn bán cần sa hợp pháp sẽ bảo vệ sức khỏe mọi người tốt hơn.
Và nếu kế hoạch này được Tổ chức Xamer phê duyệt, Đức chính thức trở thành quốc gia homie với đất nước láng giềng Hà Lan, cùng nhiều quốc gia khác công nhận những lợi ích của cần sa và mở đầu cho một nền công nghiệp xanh trị giá hàng tỷ đô la.
Đức tính hợp pháp hóa cần sa
Đức lên kế hoạch cho phép sử dụng cần sa với mục đích giải trí và có thể trở thành một trong những nước đầu tiên ở châu Âu quyết định như vậy.
vnexpress.net
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach hôm nay trình bày kế hoạch về quản lý phân phối và sử dụng cần sa có kiểm soát cho mục đích giải trí ở người trưởng thành. Hành vi mua và sở hữu khoảng 20-30 gram cần sa để giải trí sẽ được coi là hợp pháp. Người dân được phép tự trồng cây cần sa ở mức hạn chế là 3 cây với một người trưởng thành.
Chính phủ Đức còn lên kế hoạch áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này cũng như phát triển giáo dục về cần sa.
Bộ trưởng Lauterbach chưa cung cấp mốc thời gian cụ thể để thực hiện kế hoạch sẽ đưa Đức trở thành quốc gia Liên minh châu Âu (EU) thứ hai hợp pháp hóa cần sa sau Malta.
Chính phủ liên minh của Thủ tướng Đức Olaf Scholz năm ngoái đạt thỏa thuận ban hành luật trong nhiệm kỳ 4 năm của ông về cho phép phân phối cần sa có kiểm soát tại các cửa hàng được cấp phép.
Nhiều nước châu Âu đã hợp pháp hóa cần sa sử dụng cho các mục đích y học. Chính phủ Đức phê duyệt điều này từ năm 2017.
Khảo sát hồi năm ngoái chỉ ra rằng hợp pháp hóa cần sa có thể mang lại cho Đức nguồn thu thuế hàng năm, tiết kiệm khoảng 4,7 tỷ euro và tạo ra 27.000 việc làm.
Lauterbach cho biết khoảng 4 triệu người ở Đức sử dụng cần sa hồi năm ngoái, trong đó 25% số người sử dụng ở độ tuổi 18 - 24. Quan chức Đức kỳ vọng việc hợp pháp hóa sẽ xử lý được thị trường chợ đen cần sa.
Bộ trưởng cho biết thêm Đức sẽ trình kế hoạch lên Ủy ban châu Âu xin ý kiến đánh giá và sẽ chỉ soạn thảo luật sau khi được ủy ban này "bật đèn xanh".
Kế hoạch hợp pháp hóa cần sa gây phản ứng trái chiều tại Đức. Hiệp hội dược sĩ Đức cảnh báo động thái này có thể gây rủi ro sức khỏe và khiến các tiệm thuốc rơi vào thế khó. Lãnh đạo y tế bang Bavaria Klaus Holetschek cũng cảnh báo Đức không nên trở thành "điểm du lịch ma túy tại châu Âu".
Đảng Xanh của Đức trong khi đó khẳng định nhiều thập kỷ áp lệnh cấm cần sa chỉ làm "trầm trọng thêm rủi ro", thêm rằng buôn bán cần sa hợp pháp sẽ bảo vệ sức khỏe mọi người tốt hơn.
Và nếu kế hoạch này được Tổ chức Xamer phê duyệt, Đức chính thức trở thành quốc gia homie với đất nước láng giềng Hà Lan, cùng nhiều quốc gia khác công nhận những lợi ích của cần sa và mở đầu cho một nền công nghiệp xanh trị giá hàng tỷ đô la.