Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài "Cho vay mua nhà vẫn ế" số ra ngày 9-7, nhiều bạn đọc phản hồi đến báo rằng rất muốn vay mua nhà và đang tìm hiểu thông tin về các gói vay ưu đãi, lãi suất... nhưng không dễ.
Chị Ngọc Lê (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết thấy lãi suất vay mua nhà xuống thấp, chị rất muốn vay để mua căn hộ chung cư nhưng không được vì vướng tài sản thế chấp.
Cụ thể, chị Lê đã chọn được một căn chung cư gần nơi chị thuê nhà, với giá khoảng 2 tỉ đồng. Căn hộ này có 2 phòng ngủ, đáp ứng nhu cầu của gia đình, gần trường học của các con và cơ quan chị làm việc. Có điều căn chung cư này lại chưa có sổ hồng và là chung cư cũ và chỉ có hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư với cư dân. Do đó, ngân hàng không nhận thế chấp để vay vốn, dù chị chỉ cần vay thêm khoảng 300-400 triệu đồng.
"Tôi còn hai mảnh đất ở Long An và Bình Phước định đem đi thế chấp nhưng ngân hàng cũng không đồng ý. Hai mảnh đất này tôi mua trong đợt sốt đất 2 năm trước, mỗi mảnh hơn 1 tỉ đồng nhưng giờ giá đã giảm nhiều, rao bán cũng rất khó. Kết quả là tôi chưa vay được vốn và vẫn đang ở căn hộ cho thuê" - chị Lê kể.
Trường hợp của chị Lê không hiếm, nhiều người đang có nhu cầu vay mua nhà phố hoặc căn hộ chung cư ở TP HCM cũng rơi vào cảnh tương tự.
Nhu cầu vay mua nhà để ở luôn có nhưng giá nhà phù hợp với thu nhập của người vay; điều kiện tiếp cận vốn và xu hướng lãi suất trong tương lai... là những yếu tố khiến người vay phải cân nhắc kỹ.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nhật Thịnh (ngụ TP Thủ Đức) cho hay anh đang ở căn hộ chung cư khoảng 40m2 tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp ranh TP HCM. Mỗi ngày đi làm, anh phải chạy xe khoảng 25km tới cơ quan nên muốn đổi về chung cư gần trung tâm TP HCM hơn. Ngân sách của gia đình muốn tìm căn hộ giá tầm 2,5 tỉ đồng trở lại, anh sẽ vay thêm khoảng 1 tỉ đồng.
"Tuy nhiên, khu vực trung tâm thành phố hoặc cách khoảng 10km trở lại gần như không dễ tìm căn hộ giá tầm 2-2,5 tỉ đồng đã có sổ hồng để thế chấp ngân hàng vay vốn. Rất nhiều chung cư cũ, giá hợp lý nhưng chưa có sổ hồng, ngân hàng không đồng ý nhận thế chấp.
Ngược lại, mua căn hộ của dự án đang xây hoặc chung cư hình thành trong tương lai thì tôi sợ vừa phải trả lãi ngân hàng, vừa chưa biết khi nào chủ đầu tư xây xong để bàn giao. Vậy là, lãi suất cho vay thấp kỷ lục, có ngân hàng ân hạn 2-5 năm đầu xong mới phải trả gốc, mà tôi vẫn chưa vay được để mua nhà" - anh Thịnh than.
Theo ghi nhận, nhiều người khác có nhu cầu vay mua nhà đã liên hệ một số ngân hàng hỏi vay vốn nhưng lo ngại lãi suất chỉ ưu đãi trong thời gian đầu. Sau đó, lãi suất cho vay thả nổi nên họ e ngại.
Điều này lý giải vì sao lãi suất cho vay thấp, các ngân hàng liên tục triển khai các gói vay chỉ từ 5-7%/năm ưu đãi trong thời gian 6-12 tháng đầu hoặc các gói lãi suất 8-9%/năm cố định trong 2-3 năm đầu… nhưng tốc độ tăng tín dụng bất động sản vẫn chậm.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cũng nhận định lãi suất cho vay hiện tại không phải vấn đề chính trong việc đẩy tín dụng bất động sản. Quan trọng là thanh khoản thị trường bất động sản chưa trở lại nên dòng tiền nhàn rỗi chưa chảy mạnh vào.
Xem tiếp...
Chị Ngọc Lê (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết thấy lãi suất vay mua nhà xuống thấp, chị rất muốn vay để mua căn hộ chung cư nhưng không được vì vướng tài sản thế chấp.
Cụ thể, chị Lê đã chọn được một căn chung cư gần nơi chị thuê nhà, với giá khoảng 2 tỉ đồng. Căn hộ này có 2 phòng ngủ, đáp ứng nhu cầu của gia đình, gần trường học của các con và cơ quan chị làm việc. Có điều căn chung cư này lại chưa có sổ hồng và là chung cư cũ và chỉ có hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư với cư dân. Do đó, ngân hàng không nhận thế chấp để vay vốn, dù chị chỉ cần vay thêm khoảng 300-400 triệu đồng.
"Tôi còn hai mảnh đất ở Long An và Bình Phước định đem đi thế chấp nhưng ngân hàng cũng không đồng ý. Hai mảnh đất này tôi mua trong đợt sốt đất 2 năm trước, mỗi mảnh hơn 1 tỉ đồng nhưng giờ giá đã giảm nhiều, rao bán cũng rất khó. Kết quả là tôi chưa vay được vốn và vẫn đang ở căn hộ cho thuê" - chị Lê kể.
Trường hợp của chị Lê không hiếm, nhiều người đang có nhu cầu vay mua nhà phố hoặc căn hộ chung cư ở TP HCM cũng rơi vào cảnh tương tự.
Nhu cầu vay mua nhà để ở luôn có nhưng giá nhà phù hợp với thu nhập của người vay; điều kiện tiếp cận vốn và xu hướng lãi suất trong tương lai... là những yếu tố khiến người vay phải cân nhắc kỹ.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nhật Thịnh (ngụ TP Thủ Đức) cho hay anh đang ở căn hộ chung cư khoảng 40m2 tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp ranh TP HCM. Mỗi ngày đi làm, anh phải chạy xe khoảng 25km tới cơ quan nên muốn đổi về chung cư gần trung tâm TP HCM hơn. Ngân sách của gia đình muốn tìm căn hộ giá tầm 2,5 tỉ đồng trở lại, anh sẽ vay thêm khoảng 1 tỉ đồng.
"Tuy nhiên, khu vực trung tâm thành phố hoặc cách khoảng 10km trở lại gần như không dễ tìm căn hộ giá tầm 2-2,5 tỉ đồng đã có sổ hồng để thế chấp ngân hàng vay vốn. Rất nhiều chung cư cũ, giá hợp lý nhưng chưa có sổ hồng, ngân hàng không đồng ý nhận thế chấp.
Ngược lại, mua căn hộ của dự án đang xây hoặc chung cư hình thành trong tương lai thì tôi sợ vừa phải trả lãi ngân hàng, vừa chưa biết khi nào chủ đầu tư xây xong để bàn giao. Vậy là, lãi suất cho vay thấp kỷ lục, có ngân hàng ân hạn 2-5 năm đầu xong mới phải trả gốc, mà tôi vẫn chưa vay được để mua nhà" - anh Thịnh than.
Theo ghi nhận, nhiều người khác có nhu cầu vay mua nhà đã liên hệ một số ngân hàng hỏi vay vốn nhưng lo ngại lãi suất chỉ ưu đãi trong thời gian đầu. Sau đó, lãi suất cho vay thả nổi nên họ e ngại.
Điều này lý giải vì sao lãi suất cho vay thấp, các ngân hàng liên tục triển khai các gói vay chỉ từ 5-7%/năm ưu đãi trong thời gian 6-12 tháng đầu hoặc các gói lãi suất 8-9%/năm cố định trong 2-3 năm đầu… nhưng tốc độ tăng tín dụng bất động sản vẫn chậm.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cũng nhận định lãi suất cho vay hiện tại không phải vấn đề chính trong việc đẩy tín dụng bất động sản. Quan trọng là thanh khoản thị trường bất động sản chưa trở lại nên dòng tiền nhàn rỗi chưa chảy mạnh vào.
Xem tiếp...