Đón đọc Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng số 367, tháng 7-2024

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2024), Nguyệt san SKNC có nhiều bài viết về chủ đề này. Mở đầu là Bao la tình Bác (PGS, TS Nguyễn Thanh Tú) viết về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, thân nhân liệt sĩ. Nhà văn Nguyễn Trọng Văn kể về một thương binh hạng 4/4 đã tự nguyện Hơn 50 năm “gác” Đền thờ Bác Hồ. Tác giả Đoàn Thiện Vy tâm huyết Viết về những đồng đội đã ngã xuống. Cùng dòng chảy tri ân, Đại tá Bùi Vinh Được, Phó chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hải Dương luôn quan niệm Tâm sáng khi làm việc nghĩa (Hương Hồng Thu); cùng những câu chuyện xúc động: “Điếu văn” bằng thơ và nhạc (Nguyễn Thụy Kha), Còn mãi đi tìm (Đỗ Thị Ngọc Diệp), Còn thông tin, còn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (Thái Phúc Bình), Tấm lòng với đồng đội (Vũ Công Chiến), Từ chiếc áo thấm máu (Nguyễn Thụ); Liệt sĩ có 3 bà mẹ (Ngô Văn Bỉnh), Nhớ Đỗ Văn Xôn (Đặng Sỹ Ngọc)... Mục “Nhận diện-Đấu tranh” cũng đề cập chủ đề thương binh-liệt sĩ của Phan Nguyễn với Văn hóa tri ân không để “vàng thau lẫn lộn”...

Kỷ niệm 70 năm Ngày Hiệp định Geneva được ký kết (20-7-1954 / 20-7-2024) với bài viết Ngoại giao ta đã thắng lợi to (Bích Trang-Văn Tám). Nhân 74 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15-7-1950 / 15-7-2024), nguyệt san có các bài: Bám đường nơi tuyến lửa (Xuân Giang); Tiếng vang Thanh Hóa, Nghệ An (Anh Tần-Hữu Hoành). 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929 / 28-7-2024), Nhà báo Nguyễn Kiên Thái khắc họa chân dung Thượng tá, Thạc sĩ Hà Quốc Huy là Chủ nhiệm của nhiều sản phẩm hỗ trợ người lao động-một trong những điển hình tiên tiến của Phòng Nghiên cứu, Cục Kỹ thuật, Binh chủng Tăng thiết giáp...


Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (ngày 2 và 5-8-1964), Nguyệt san SKNC có các bài viết: Trở lại Lạch Trường (Giang Đức Hiếu), Bắn rơi máy bay Mỹ ở vùng Mỏ (Thái Bảo Ngọc), Cứu tàu giữa biển khơi (Đức Anh), Lần bị thương đáng nhớ (Khánh An), Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt (Bùi Nguyễn).


Nguyệt san SKNC còn có nhiều bài viết về những kỷ niệm sâu sắc, kỷ vật kháng chiến của các cựu chiến binh: Chiếc ống bương của Anh hùng Đinh Văn Mẫu (Nguyễn Thuận-Trần Sâm), Chuyến đi “mở đường thống nhất” (Phạm Xưởng), Trận mật tập trên đất bạn (Đức Vũ), Gặp lại bác sĩ “mổ sống” (Đặng Kim Âu), Bí mật, an toàn đưa pháo tới đích (Đại tá Trần Liên), Gặp lại bộ nhạc cụ tự tạo năm xưa (Lương Anh), Cách đánh độc đáo của người du kích thiếu niên (Nguyễn Sỹ Long)...


Nhân 38 năm Ngày mất của Tổng Bí thư Lê Duẩn, PGS, TS Trần Thị Minh Tuyết có bài viết Dấu ấn của“Đề cương cách mạng miền Nam”. Nguyệt san số này duy trì các chuyên mục “Chuyện Xưa-Nay”: Danh tướng quân sự, ngoại giao tài ba của nhà Tây Sơn (PGS, TS Trần Ngọc Long); “Vụ án viết lại”: "Cất mẻ lưới” đưa người nhập cảnh trái phép (Thái Kiên); Trang TP Hồ Chí Minh: Nghĩa cử tri ân từ những bức chân dung (Hồng Giang)...


Nguyệt san SKNC số 367 phát hành trên toàn quốc từ ngày 10-7-2024, giá 9.700 đồng. Bạn đọc muốn đặt mua, liên hệ: Phòng Phát hành và Truyền thông, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội; điện thoại: (024) 37473757; (069) 554287.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom