Khi những người làm sách (cả nam và nữ) trở thành các nhân vật tình báo thì những công việc thường nhật của thủ thư gồm thu thập, lập danh mục và tái sản xuất, đã trở nên đầy bí ẩn, không chắc chắn hoặc thậm chí còn là rất nguy hiểm.
Ổ tình báo ở Lisbon
Cuối xuân 1942, kế hoạch đã trở nên rõ nét hơn trong việc phái những quý ông vi phim (có cả một phụ nữ) đến Stockholm, Lisbon và những thành phố trung lập khác. Đối với những ai trong ngành tình báo, Lisbon trong thời chiến là một nơi cực kỳ thú vị. Khi đó, nhà độc tài António de Oliveira Salazar đã tuyên bố sự trung lập của nhà nước Bồ Đào Nha với hy vọng tránh bị xâm lăng, cũng như giữ những gì còn lại của đế chế đang bị thu hẹp này. Dù đồng cảm với chủ nghĩa phát xít nhưng lại bị ràng buộc bởi một hiệp ước lâu dài với Anh, Oliveira Salazar bị mắc kẹt giữa phe Đồng Minh và phe Trục Phát xít.
Tính trung lập của Bồ Đào Nha biến nước này trở thành điểm giao nhau giữa Âu, Mỹ, một thỏi nam châm thu hút những người lưu vong, những nhà ngoại giao, phóng viên hải ngoại và cả những người đam mê phiêu lưu. Từ những quốc gia bị chiếm đóng, dòng người tị nạn chen chúc đổ về Lisbon và ngóng trông để nhận được thị thực sang Anh hoặc bán cầu Tây.
Năm 1945, Cha tuyên úy Samuel Blinder đang xem một cuộn giấy thiêng trong hầm ngầm của Viện nhân chủng học Frankfurt, nơi chứa nhiều sách lấy cắp từ các quốc gia ở Châu Âu.
Người mới đến thường vào các quán cà phê, sạp báo và hiệu sách; những bữa tiệc phù hoa, các sàn nhảy và nhiều sòng bạc hàng đêm vẫy gọi những vị khách giàu có. Không phải ngẫu nhiên mà Lisbon trở thành địa điểm phiêu lưu yêu thích của các điệp viên. Như một nhân viên tình báo đã kể: “Lisbon gần giống như New York ở quy mô thu nhỏ với nhiều lính cứu hỏa ghé đây mỗi vài ngày một lần”. Những khả năng cổ điển của một đô thị hiện đại (ẩn danh, cải trang, đổi mới bản sắc) đều được nâng cao tại Lisbon vào thời chiến. Danh thiếp của các ông trùm dầu mỏ, những hoàng đế điện ảnh và tùy viên lãnh sự đã che giấu rất nhiều bí mật đời tư của họ. Ngay cả người mua các tấm danh thiếp đó có thể cũng là điệp viên tình báo. Lisbon đã phát triển nền kinh tế thông tin của riêng mình, một thị trường ngầm chuyên buôn bán những tin đồn với giá cả tăng vọt từng ngày. Các điệp viên Đức, Anh, Mỹ và Nhật Bản hòa lẫn vào nhau, lắng nghe thông tin tình báo và phát tán tin giả.
Tin đồn đã trở thành một thứ tiền tệ tại một nơi mà kiểm duyệt báo chí và cảnh sát mật chiếm ưu thế, và chiến cuộc ở Âu Châu đã khơi mào những tin đồn như thế. Cục tình báo chiến lược (OSS) thậm chí đã gửi một bản ghi nhớ tới người đứng đầu cơ quan này ở Lisbon với việc tung tin đồn bằng giọng điệu lạc quan của một chuyên gia thị trường. Bản ghi nhớ đó có đoạn: “Trong trường hợp nếu đồng chí chưa hề nghe gì về nó, cách lý tưởng nhất để gieo rắc tin đồn về nó không phải là càng nhiều nơi càng tốt, mà là đặt nó vào tay ai đó nổi tiếng “buôn dưa lê”.
Các điệp viên cũng có thể tự tạo ra tin đồn theo ý mình ngoại trừ 3 chủ đề bị cấm gồm các kế hoạch quân sự tương lai, hoạt động của các nước trung lập, và đức Giáo hoàng. Trong thế giới này, người Mỹ là những thành phần non nớt ở hải ngoại, thiếu thốn kinh nghiệm thu thập thông tin và đánh giá tính hợp lý cũng như sự tiện ích của nó, tỏ ra bị lép vế so với những khả năng vượt trội của các cựu binh điệp viên Anh và Đức.
Ông Frederick G.Kilgour, người đứng đầu Ủy ban liên ngành về việc mua lại các ấn phẩm nước ngoài (IDC) thời Tổng thống Franklin Roosevelt.
Thời kỳ đầu ở nước ngoài
Điệp viên OSS lớp đầu tiên đã không được đào tạo bài bản, không có nền tảng về quân sự hay chính trị, cũng như không biết nói tiếng Bồ Đào Nha. Vào phòng kính ở Lisbon, rất nhiều người mải mê lùng kiếm đủ thứ thông tin ở dạng chữ in. Bàn tay nặng nề của nhà độc tài Oliveira Salazar đã không ngăn cản được việc kinh doanh sách, báo và tạp chí vốn phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người đa ngôn ngữ ở Lisbon. Nhiều sạp báo rao bán mọi thứ từ Daily Express đến Das Reich, “mọi loại báo chí đến từ tất cả các nước ở Âu Châu ngoại trừ Nga”.
Thành phố này có nhiều hiệu sách từ Livraria Bertrand đáng kính (thành lập từ thế kỷ 18) cho đến thương hiệu non trẻ Livraria Portugal, chủ sở hữu những hiệu sách này có cảm tình với chính nghĩa của phe Đồng Minh. Ngay cả những cửa hàng văn phòng phẩm cũng bán những sản phẩm hữu ích: Papelaria Fernandes chuyên về những đề tài quân sự, trong khi đó Papelaria Pimentel & Casquilho lại chuyên bán các sách và dụng cụ kỹ thuật.
Mặc dù bị cản trở bởi các cơ quan kiểm duyệt, những hạn chế hải quan cùng sự xê dịch làn gió chính trị, các đại lý sách báo vẫn tìm ra nhiều cách nhập các ấn phẩm để giữ cho kệ của họ luôn có đủ hàng. Lisbon khao khát sách, báo, những người Bồ Đào Nha có học thức cùng khách du lịch tỏ ra mê tít những nơi này. Trong số đó có các thủ thư người Mỹ từng làm việc cho IDC. Họ tự giới thiệu bản thân với người Bồ Đào Nha là các quan chức Mỹ đang thu thập tài liệu cho Thư viện Quốc hội Mỹ cũng như những thư viện khác của chính phủ, “rất quan tâm đến việc bảo tồn hồ sơ về cuộc khủng hoảng hiện nay đối với nền văn minh chúng ta”.
Họ công khai đi quanh các hiệu sách, những cửa hàng văn phòng phẩm và đặt mua số lượng lớn từ các đầu nậu tin tức. Những người dân địa phương tỏ ra thông cảm (bao gồm giới học giả, các nhà xuất bản, nhà báo và nhà ngoại giao) cũng ra sức giúp đỡ đặt mua sách, báo từ những thương hiệu tiếng tăm trong nước họ, tự làm bình phong cho người Mỹ hoạt động.
Người Bồ Đào Nha không đòi tiền mà muốn những cuốn sách hiện hành và các tạp chí Mỹ kiểu như LIFE và TIME. Người của IDC kể rằng có một mật vụ Mỹ hé lộ “Một số mối quan hệ giá trị nhất của tôi ở Lisbon là do tôi có thể trao cho họ những tài liệu bằng văn bản có giá trị mà ở Bồ Đào Nha không có vì cơ chế kiểm duyệt sách báo gắt gao của nước này”. Đến năm 1943, chiến dịch thu thập đã được hoàn thiện.
Ralph Carruthersm (một điệp viên của IDC tại Lisbon) tỏ ra vui mừng: “Ấn phẩm đang phát hành. Không bao lâu nữa chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng ban ngày khi có thứ gì đó khác xuất hiện”. Nguồn và luồng xuất bản thay đổi xoành xoạch theo từng chuyển động của chiến tranh. Khi người Đức siết chặt kiểm soát biên giới và các nguồn phía Thụy Sỹ bắt đầu đóng cửa, thì IDC đã nhanh chóng sắp xếp một chuyến hàng lớn từ một đại lý sách Thụy Sỹ đến một địa chỉ thương mại đóng vai trò mồi nhử ở Lisbon.
Thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha) thập niên 1940.
Sự phản kháng ngày càng tăng ở Pháp và Ý đã thúc đẩy công tác sưu tầm các ấn phẩm ngầm. Các tiền đồn của IDC đã cố gắng đáp ứng khẩn cấp những yêu cầu từ các cơ quan chiến tranh ở Washington, nhân viên đại sứ quán địa phương và các điệp viên hoạt động bên ngoài Lisbon. Người đứng đầu IDC khi đó là Frederick G. Kilgour đã đánh điện cho các tờ báo, các danh bạ đường sắt Hungary cùng nhà xuất bản danh tiếng người Đức, Verlag Karl Baedeker, trước chiến tranh nhằm hỗ trợ lập kế hoạch quân sự. Bức điện tín nhấn mạnh: “Nhu cầu lớn phải có khoảng 250 ấn phẩm báo chí thường nhật bao gồm cả những bản sao được lấy với tốc độ tối đa”.
Trong suốt Chiến dịch Bó Đuốc cuộc xâm lăng của quân Đồng Minh vào Bắc Phi, tiền đồn của OSS ở Algiers đã kêu gọi điệp viên Ralph Carruthersm gửi những tờ báo Đức hiện hành. Carruthers báo cáo lại: “Không rõ chúng tôi có lấy hết không, nếu may mắn, chúng tôi sẽ lấy được 4 tờ báo trong số đó”. Nhưng trên thực tế ông đã thu được 10 tờ báo bằng một chặng đường vòng qua Tangier mất 4 ngày.
Giá trị của những vụ mua lại này là gì? Trong thế giới bí ẩn của ngành tình báo, từ ngữ được in ra có vẻ rõ ràng hoặc có vẻ như vậy. Tính trọng yếu của các ấn phẩm có thể khiến chúng ta có thể đo lường được số lượng sách được xuất bản và số lượng vi phim đã được quay. Những tạp chí khoa học định kỳ, các sổ tay kỹ thuật cùng những danh mục công nghiệp trực tiếp từ phe Trục phát xít và những quốc gia bị chiếm đóng đã được nghiên cứu chặt chẽ nhằm tìm ra bằng chứng về sức mạnh quân địch, vũ khí mới và sản xuất kinh tế. Ngay cả những điều tầm thường cũng tỏ ra có ý nghĩa: các trang thông tin xã hội có thể làm lộ vị trí của một trung đoàn, và những mục chuyện phiếm có thể để lộ manh mối về các vụ bê bối mà các mật vụ có thể khai thác được”. Xu hướng ưa chuộng bản in từ những người được giáo dục tốt hơn là lời nói bâng quơ đã khiến cho những nguồn như vậy trở nên đáng tin cậy hơn.
Tại Lisbon, nơi chứa vô số đồn đãi và phỏng đoán, thủ lĩnh OSS-H. Gregory Thomas đã thưởng thức những bản tin tức của Legation và buông lời nhận xét: “Nhiều đầu mối quan trọng mà tôi tìm thấy đã đến từ báo chí địa phương, từ những thứ tôi đọc hàng ngày”. Ngay cả Chi cục tình báo mật (SIB, cơ quan chuyên tìm kiếm thông tin con người) đã tìm thấy “các tài liệu tình báo giá trị cao từ báo chí nước ngoài”. Mặt khác, các cơ quan chiến tranh ở Washington cũng coi những tài liệu này là hữu ích. Nhận thức này còn có nhiều điều đáng nói hơn là chỉ thuần đọc bằng văn bản. Các thủ thư của IDC đã biến những dạng sách và tạp chí quen thuộc thành tài liệu tình báo.
Xem tiếp...
Ổ tình báo ở Lisbon
Cuối xuân 1942, kế hoạch đã trở nên rõ nét hơn trong việc phái những quý ông vi phim (có cả một phụ nữ) đến Stockholm, Lisbon và những thành phố trung lập khác. Đối với những ai trong ngành tình báo, Lisbon trong thời chiến là một nơi cực kỳ thú vị. Khi đó, nhà độc tài António de Oliveira Salazar đã tuyên bố sự trung lập của nhà nước Bồ Đào Nha với hy vọng tránh bị xâm lăng, cũng như giữ những gì còn lại của đế chế đang bị thu hẹp này. Dù đồng cảm với chủ nghĩa phát xít nhưng lại bị ràng buộc bởi một hiệp ước lâu dài với Anh, Oliveira Salazar bị mắc kẹt giữa phe Đồng Minh và phe Trục Phát xít.
Tính trung lập của Bồ Đào Nha biến nước này trở thành điểm giao nhau giữa Âu, Mỹ, một thỏi nam châm thu hút những người lưu vong, những nhà ngoại giao, phóng viên hải ngoại và cả những người đam mê phiêu lưu. Từ những quốc gia bị chiếm đóng, dòng người tị nạn chen chúc đổ về Lisbon và ngóng trông để nhận được thị thực sang Anh hoặc bán cầu Tây.
Năm 1945, Cha tuyên úy Samuel Blinder đang xem một cuộn giấy thiêng trong hầm ngầm của Viện nhân chủng học Frankfurt, nơi chứa nhiều sách lấy cắp từ các quốc gia ở Châu Âu.
Người mới đến thường vào các quán cà phê, sạp báo và hiệu sách; những bữa tiệc phù hoa, các sàn nhảy và nhiều sòng bạc hàng đêm vẫy gọi những vị khách giàu có. Không phải ngẫu nhiên mà Lisbon trở thành địa điểm phiêu lưu yêu thích của các điệp viên. Như một nhân viên tình báo đã kể: “Lisbon gần giống như New York ở quy mô thu nhỏ với nhiều lính cứu hỏa ghé đây mỗi vài ngày một lần”. Những khả năng cổ điển của một đô thị hiện đại (ẩn danh, cải trang, đổi mới bản sắc) đều được nâng cao tại Lisbon vào thời chiến. Danh thiếp của các ông trùm dầu mỏ, những hoàng đế điện ảnh và tùy viên lãnh sự đã che giấu rất nhiều bí mật đời tư của họ. Ngay cả người mua các tấm danh thiếp đó có thể cũng là điệp viên tình báo. Lisbon đã phát triển nền kinh tế thông tin của riêng mình, một thị trường ngầm chuyên buôn bán những tin đồn với giá cả tăng vọt từng ngày. Các điệp viên Đức, Anh, Mỹ và Nhật Bản hòa lẫn vào nhau, lắng nghe thông tin tình báo và phát tán tin giả.
Tin đồn đã trở thành một thứ tiền tệ tại một nơi mà kiểm duyệt báo chí và cảnh sát mật chiếm ưu thế, và chiến cuộc ở Âu Châu đã khơi mào những tin đồn như thế. Cục tình báo chiến lược (OSS) thậm chí đã gửi một bản ghi nhớ tới người đứng đầu cơ quan này ở Lisbon với việc tung tin đồn bằng giọng điệu lạc quan của một chuyên gia thị trường. Bản ghi nhớ đó có đoạn: “Trong trường hợp nếu đồng chí chưa hề nghe gì về nó, cách lý tưởng nhất để gieo rắc tin đồn về nó không phải là càng nhiều nơi càng tốt, mà là đặt nó vào tay ai đó nổi tiếng “buôn dưa lê”.
Các điệp viên cũng có thể tự tạo ra tin đồn theo ý mình ngoại trừ 3 chủ đề bị cấm gồm các kế hoạch quân sự tương lai, hoạt động của các nước trung lập, và đức Giáo hoàng. Trong thế giới này, người Mỹ là những thành phần non nớt ở hải ngoại, thiếu thốn kinh nghiệm thu thập thông tin và đánh giá tính hợp lý cũng như sự tiện ích của nó, tỏ ra bị lép vế so với những khả năng vượt trội của các cựu binh điệp viên Anh và Đức.
Ông Frederick G.Kilgour, người đứng đầu Ủy ban liên ngành về việc mua lại các ấn phẩm nước ngoài (IDC) thời Tổng thống Franklin Roosevelt.
Thời kỳ đầu ở nước ngoài
Điệp viên OSS lớp đầu tiên đã không được đào tạo bài bản, không có nền tảng về quân sự hay chính trị, cũng như không biết nói tiếng Bồ Đào Nha. Vào phòng kính ở Lisbon, rất nhiều người mải mê lùng kiếm đủ thứ thông tin ở dạng chữ in. Bàn tay nặng nề của nhà độc tài Oliveira Salazar đã không ngăn cản được việc kinh doanh sách, báo và tạp chí vốn phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người đa ngôn ngữ ở Lisbon. Nhiều sạp báo rao bán mọi thứ từ Daily Express đến Das Reich, “mọi loại báo chí đến từ tất cả các nước ở Âu Châu ngoại trừ Nga”.
Thành phố này có nhiều hiệu sách từ Livraria Bertrand đáng kính (thành lập từ thế kỷ 18) cho đến thương hiệu non trẻ Livraria Portugal, chủ sở hữu những hiệu sách này có cảm tình với chính nghĩa của phe Đồng Minh. Ngay cả những cửa hàng văn phòng phẩm cũng bán những sản phẩm hữu ích: Papelaria Fernandes chuyên về những đề tài quân sự, trong khi đó Papelaria Pimentel & Casquilho lại chuyên bán các sách và dụng cụ kỹ thuật.
Mặc dù bị cản trở bởi các cơ quan kiểm duyệt, những hạn chế hải quan cùng sự xê dịch làn gió chính trị, các đại lý sách báo vẫn tìm ra nhiều cách nhập các ấn phẩm để giữ cho kệ của họ luôn có đủ hàng. Lisbon khao khát sách, báo, những người Bồ Đào Nha có học thức cùng khách du lịch tỏ ra mê tít những nơi này. Trong số đó có các thủ thư người Mỹ từng làm việc cho IDC. Họ tự giới thiệu bản thân với người Bồ Đào Nha là các quan chức Mỹ đang thu thập tài liệu cho Thư viện Quốc hội Mỹ cũng như những thư viện khác của chính phủ, “rất quan tâm đến việc bảo tồn hồ sơ về cuộc khủng hoảng hiện nay đối với nền văn minh chúng ta”.
Họ công khai đi quanh các hiệu sách, những cửa hàng văn phòng phẩm và đặt mua số lượng lớn từ các đầu nậu tin tức. Những người dân địa phương tỏ ra thông cảm (bao gồm giới học giả, các nhà xuất bản, nhà báo và nhà ngoại giao) cũng ra sức giúp đỡ đặt mua sách, báo từ những thương hiệu tiếng tăm trong nước họ, tự làm bình phong cho người Mỹ hoạt động.
Người Bồ Đào Nha không đòi tiền mà muốn những cuốn sách hiện hành và các tạp chí Mỹ kiểu như LIFE và TIME. Người của IDC kể rằng có một mật vụ Mỹ hé lộ “Một số mối quan hệ giá trị nhất của tôi ở Lisbon là do tôi có thể trao cho họ những tài liệu bằng văn bản có giá trị mà ở Bồ Đào Nha không có vì cơ chế kiểm duyệt sách báo gắt gao của nước này”. Đến năm 1943, chiến dịch thu thập đã được hoàn thiện.
Ralph Carruthersm (một điệp viên của IDC tại Lisbon) tỏ ra vui mừng: “Ấn phẩm đang phát hành. Không bao lâu nữa chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng ban ngày khi có thứ gì đó khác xuất hiện”. Nguồn và luồng xuất bản thay đổi xoành xoạch theo từng chuyển động của chiến tranh. Khi người Đức siết chặt kiểm soát biên giới và các nguồn phía Thụy Sỹ bắt đầu đóng cửa, thì IDC đã nhanh chóng sắp xếp một chuyến hàng lớn từ một đại lý sách Thụy Sỹ đến một địa chỉ thương mại đóng vai trò mồi nhử ở Lisbon.
Thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha) thập niên 1940.
Sự phản kháng ngày càng tăng ở Pháp và Ý đã thúc đẩy công tác sưu tầm các ấn phẩm ngầm. Các tiền đồn của IDC đã cố gắng đáp ứng khẩn cấp những yêu cầu từ các cơ quan chiến tranh ở Washington, nhân viên đại sứ quán địa phương và các điệp viên hoạt động bên ngoài Lisbon. Người đứng đầu IDC khi đó là Frederick G. Kilgour đã đánh điện cho các tờ báo, các danh bạ đường sắt Hungary cùng nhà xuất bản danh tiếng người Đức, Verlag Karl Baedeker, trước chiến tranh nhằm hỗ trợ lập kế hoạch quân sự. Bức điện tín nhấn mạnh: “Nhu cầu lớn phải có khoảng 250 ấn phẩm báo chí thường nhật bao gồm cả những bản sao được lấy với tốc độ tối đa”.
Trong suốt Chiến dịch Bó Đuốc cuộc xâm lăng của quân Đồng Minh vào Bắc Phi, tiền đồn của OSS ở Algiers đã kêu gọi điệp viên Ralph Carruthersm gửi những tờ báo Đức hiện hành. Carruthers báo cáo lại: “Không rõ chúng tôi có lấy hết không, nếu may mắn, chúng tôi sẽ lấy được 4 tờ báo trong số đó”. Nhưng trên thực tế ông đã thu được 10 tờ báo bằng một chặng đường vòng qua Tangier mất 4 ngày.
Giá trị của những vụ mua lại này là gì? Trong thế giới bí ẩn của ngành tình báo, từ ngữ được in ra có vẻ rõ ràng hoặc có vẻ như vậy. Tính trọng yếu của các ấn phẩm có thể khiến chúng ta có thể đo lường được số lượng sách được xuất bản và số lượng vi phim đã được quay. Những tạp chí khoa học định kỳ, các sổ tay kỹ thuật cùng những danh mục công nghiệp trực tiếp từ phe Trục phát xít và những quốc gia bị chiếm đóng đã được nghiên cứu chặt chẽ nhằm tìm ra bằng chứng về sức mạnh quân địch, vũ khí mới và sản xuất kinh tế. Ngay cả những điều tầm thường cũng tỏ ra có ý nghĩa: các trang thông tin xã hội có thể làm lộ vị trí của một trung đoàn, và những mục chuyện phiếm có thể để lộ manh mối về các vụ bê bối mà các mật vụ có thể khai thác được”. Xu hướng ưa chuộng bản in từ những người được giáo dục tốt hơn là lời nói bâng quơ đã khiến cho những nguồn như vậy trở nên đáng tin cậy hơn.
Tại Lisbon, nơi chứa vô số đồn đãi và phỏng đoán, thủ lĩnh OSS-H. Gregory Thomas đã thưởng thức những bản tin tức của Legation và buông lời nhận xét: “Nhiều đầu mối quan trọng mà tôi tìm thấy đã đến từ báo chí địa phương, từ những thứ tôi đọc hàng ngày”. Ngay cả Chi cục tình báo mật (SIB, cơ quan chuyên tìm kiếm thông tin con người) đã tìm thấy “các tài liệu tình báo giá trị cao từ báo chí nước ngoài”. Mặt khác, các cơ quan chiến tranh ở Washington cũng coi những tài liệu này là hữu ích. Nhận thức này còn có nhiều điều đáng nói hơn là chỉ thuần đọc bằng văn bản. Các thủ thư của IDC đã biến những dạng sách và tạp chí quen thuộc thành tài liệu tình báo.
Xem tiếp...