Điểm tựa giúp đời sống đồng bào ngày càng khởi sắc

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Huyện Tiểu Cần có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm hơn 33%). Thời gian qua, thực hiện Chương trình 1719, huyện đã tập trung các nguồn lực để chăm lo phát triển toàn diện về kinh tế và văn hóa, xã hội trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ đó, tại nhiều địa phương, đời sống của người dân được nâng lên, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy.

Để thực hiện Chương trình 1719 đạt hiệu quả cao, trong năm 2023, chính quyền huyện Tiểu Cần đã đầu tư xây mới 5 công trình dân sinh và sửa chữa 3 công trình đường giao thông nông thôn tại các xã: Phú Cần, Tập Ngãi, Hùng Hòa, Long Thới, Hiếu Tử với tổng số vốn hơn 13 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện cũng hỗ trợ xây mới, sửa chữa 15 căn nhà tặng các hộ khó khăn về nhà ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt cho 63 hộ dân với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng; mở 10 lớp đào tạo nghề cho 265 học viên...


 
Tại ấp Cầu Tre, xã Long Thới, nơi có hơn 98% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, việc thực hiện chính sách giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ hộ nghèo đồng bào Khmer luôn được địa phương quan tâm. Gia đình ông Kiên Văn Hoàng ở ấp Cầu Tre là một trong những hộ được thụ hưởng từ Chương trình 1719. Ông Hoàng cho biết: “Gia đình tôi trước đây rất khó khăn, không có đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên bao năm nay vẫn sống trong căn nhà lá tạm bợ. Nhờ nguồn vốn của Chương trình 1719, gia đình tôi được hỗ trợ 10 triệu đồng để chuyển đổi ngành nghề, tôi đã mạnh dạn mua bò về nuôi. Đến nay, đàn bò phát triển tốt, tôi mừng lắm”.


Trao đổi với chúng tôi, ông Thạch Sa Mít, Trưởng ban nhân dân ấp Cầu Tre cho biết: “Từ khi triển khai Chương trình 1719, ấp Cầu Tre luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành để nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Tính đến thời điểm hiện nay, đồng bào Khmer ở ấp Cầu Tre đã được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi hơn 5,6 tỷ đồng để phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, nâng cao đời sống".


Phấn khởi trước sự phát triển của địa phương trong thời gian qua, Thượng tọa Thạch Thưa, sư cả chùa ArunRanSây ChacKrôn (ấp Đại Trường, xã Phú Cần), Phó trưởng ban Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần, người có uy tín trong cộng đồng, bộc bạch: “Thời gian qua, sự chăm lo của cấp ủy, chính quyền địa phương đã làm đổi thay tích cực về đời sống vật chất lẫn tinh thần của đồng bào Khmer; các chính sách dân tộc, tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào Khmer luôn được bảo đảm. Bên cạnh đó, nhiều ngôi chùa được trùng tu, nâng cấp nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ; việc dạy và học ngữ văn Khmer tại các chùa cũng được quan tâm sâu sắc”.


Bên cạnh các dự án kết cấu hạ tầng nông thôn, đào tạo nghề, hỗ trợ nhà ở, đất ở, hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nhu cầu vay vốn của đồng bào Khmer ở huyện Tiểu Cần cũng rất lớn. Thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình, năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tiểu Cần đã giải ngân cho hơn 3.300 hộ vay vốn với tổng số tiền hơn 105 tỷ đồng, trong đó gần 1.000 hộ vay vốn là dân tộc Khmer để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, ổn định đời sống. Đồng chí Lê Chí Thảo, Phó chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần cho biết: “Chương trình 1719 đã góp phần làm thay đổi đời sống người dân trên địa bàn huyện. Tính đến cuối năm 2023, huyện Tiểu Cần chỉ còn 63 hộ nghèo người dân tộc Khmer (chiếm 0,67%); thu nhập bình quân đầu người đạt gần 68 triệu đồng/năm; có 6/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Những kết quả này là minh chứng rõ nét cho việc triển khai thực hiện đúng chủ trương, chính sách đối với đồng bào DTTS”.


Bài và ảnh: KHÁNH UYÊN


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom