Di tích Hầm khu ủy Vĩnh Linh - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trong thời gian từ 1962-1965, tại Khu ủy Vĩnh Linh thường xuyên diễn ra các cuộc họp quan trọng nhằm chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và chuẩn bị cho cuộc chiến ngày càng leo thang. Trong thời gian này nhiều cán bộ lãnh đạo của Trung ương, Quân khu IV cũng thường xuyên vào chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của Khu ủy Vĩnh Linh, hầm ngầm Khu ủy là nơi tổ chức các cuộc họp an toàn, bí mật của cán bộ cao cấp.

Và những dự cảm không lành về sự tráo trở của quân thù đã trở thành sự thật. Ngày 8/2/1965, Mỹ tiến hành chiến dịch “mũi lao lửa 1” dùng hàng trăm máy bay các loại đánh phá miền bắc từ khu vực Vĩnh Linh đến Quảng Bình. Mục tiêu số một trong giai đoạn này là hủy diệt Hồ Xá - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thành tựu tiêu biểu 10 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa của Vĩnh Linh, nơi đặt các cơ quan đầu não của khu vực, từ đó làm tê liệt toàn khu vực Vĩnh Linh, làm mất chỗ dựa cho chiến trường Trị Thiên, trực tiếp là Bắc Quảng Trị.


Thư viện Vĩnh Linh bị đánh phá. Ảnh tư liệu


Thư viện Vĩnh Linh bị đánh phá. Ảnh tư liệu


Tới năm 1966, khi chiến tranh diễn ra ác liệt ở thị trấn Hồ Xá, Khu ủy Vĩnh Linh sơ tán về các địa phương và đặt trụ sở ở xã Vĩnh Hiền.

Năm 1967, chiến sự ngày càng ác liệt, toàn bộ Hồ Xá và Vĩnh Linh bị đánh phá, gần như san phẳng. Tòa nhà 2 tầng của Khu ủy cũng bị đánh sập. Từ đó, hầm ngầm Khu ủy không còn giữ chức năng trú ẩn cho cán bộ lãnh đạo Đảng ủy khu vực nữa, mà được lực lượng vũ trang trên địa bàn Hồ Xá trưng dụng làm nơi trú ẩn, canh gác cho tới khi chiến tranh kết thúc.


Quân và dân Vĩnh Linh thực hiện chủ trương “quân sự hóa toàn khu vực”, tiến hành đào hầm hào, địa đạo ở khắp nơi . Ảnh tại nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc


Quân và dân Vĩnh Linh thực hiện chủ trương “quân sự hóa toàn khu vực”, tiến hành đào hầm hào, địa đạo ở khắp nơi . Ảnh tại nhà trưng bày địa đạo Vịnh Mốc


Sự ra đời của hầm Khu ủy và hệ thống hầm ngầm Vĩnh Tiến-Nam Hồ trong thời kỳ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc giúp bảo đảm an toàn, bí mật cho hoạt động của lãnh đạo, cán bộ Trung ương, Quân khu và Đảng ủy khu vực, thì kinh nghiệm xây dựng hệ thống hầm này là bài học để các lực lượng chức năng chỉ đạo quân và dân Vĩnh Linh thực hiện chủ trương “quân sự hóa toàn khu vực”, tiến hành đào hầm hào, địa đạo ở khắp nơi nhằm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất, xây dựng các làng hầm trên khắp Vĩnh Linh sau này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh, với quyết tâm và ý chí kiên cường, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Vĩnh Linh cùng với cả nước đã chiến đấu và chiến thắng mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Sự ra đời của hầm Khu ủy và hệ thống hầm ngầm trên địa bàn thị trấn Hồ Xá là tiền thân của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Kinh nghiệm xây dựng hệ thống hầm này là bài học để các lực lượng chức năng chỉ đạo quân và dân Vĩnh Linh thực hiện chủ trương “quân sự hóa toàn khu vực”. Những năm 1965-1966, khi các cơ quan của khu vực Vĩnh Linh rời địa bàn Hồ Xá về nông thôn đã cùng với nhân dân tiến hành đào hầm, địa đạo ở khắp nơi nhằm chuyển mọi sinh hoạt từ mặt đất xuống lòng đất.

"Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học quan trọng, hệ thống hầm ngầm trên địa bàn Vĩnh Tiến-Nam Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được UBND tỉnh Quảng Trị xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 1996 theo Quyết định số 707/QĐ-UB ngày 12/7/1996" - anh Lương Ngọc Ninh cho biết.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom