Dị tật thừa, dính ngón tay ở trẻ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trẻ mắc dị tật bẩm sinh thừa hoặc dính ngón tay ảnh hưởng chức năng cầm nắm, cần được phẫu thuật trước 18 tháng tuổi.


Ngày 16/7, ThS.BS.CKI Võ Dương Hương Quỳnh, Phó khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thừa ngón và dính ngón là hai dị tật bàn tay bẩm sinh phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ mắc khoảng 1/1.000 trẻ. Mỗi tháng, bệnh viện Tâm Anh điều trị khoảng 10 trẻ bị dị tật này.

Dị tật thừa ngón là hậu quả của quá trình phát triển thai nhi không hoàn chỉnh, xảy ra do ảnh hưởng của các mầm mạch máu nuôi chi, dẫn đến dư thừa ngón tay. Các ngón tay thừa thường nhỏ và kém phát triển, có thể chỉ là một tổ chức có da bao phủ đơn thuần, có hoặc không có móng hay xương.

Di tật dính ngón là tình trạng các ngón tay không thể tách rời trong quá trình phát triển chi, bị dính lại với nhau. Tổn thương có thể là dính phần mềm và/hoặc dính xương, sụn, khớp, móng các ngón liền kề nhau.

Như bé Vy, 7 tháng tuổi, có ngón út và ngón cái tay phải mọc ra thêm một ngón tay nhỏ nữa, làm bàn tay có đến 7 ngón. Trong khi đó, bé Tuấn, 5 tháng tuổi, bàn tay trái chỉ có 3 ngón do ngón út dính với ngón áp út, ngón giữa dính với ngón trỏ. Đây là hai trường hợp điển hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM điều trị dị tật bẩm sinh ở bàn tay.



Dị tật thừa ngón tay có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc xương của trẻ sau này. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


"Không có phác đồ điều trị chung cho dị tật thừa, dính ngón tay", bác sĩ Quỳnh cho biết, thêm rằng trẻ nên được phẫu thuật điều trị trước 18 tháng tuổi, tùy mức độ mà hình thức phẫu thuật khác nhau. Nếu trì hoãn điều trị làm tăng khả năng lệch trục ngón tay, ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng vận động của ngón tay. Khi lớn hơn, trẻ dễ bị mặc cảm vì khác biệt ở bàn tay, ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe tinh thần.

Phẫu thuật ngón tay là kỹ thuật phức tạp, phẫu thuật viên cần kiểm soát tốt các thao tác. Khi mổ, bác sĩ không chỉ xử lý bề mặt da mà còn phải thao tác đến các cấu trúc khác ở tay trẻ như mạch máu, dây thần kinh, dây chằng, ... Nếu các cấu trúc này bị tổn thương, trẻ có thể mất cảm giác ngón tay, không thể cầm nắm. Trẻ có độ biến dạng cấu trúc cao cần thực hiện cắt xương và tạo hình lại ngón tay.

Bé Vy được phẫu thuật loại bỏ ngón tay thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, đồng thời tái tạo mặt khớp cho ngón tay còn lại, dây chằng bên, gân cơ nội tại và ngoại lai. Sau điều trị, ngón tay của bé vẫn có thể phát triển đầy đủ chức năng.

Còn bé Tuấn được bác sĩ phẫu thuật tách gân, mạch máu và xương của hai ngón tay bị dính vào nhau. Sau đó, bác sĩ lấy da ở vị trí khác để vá vào chỗ khuyết hổng giữa hai ngón tay.

Sau khi phẫu thuật, các bé được theo dõi sát quá trình phục hồi, phòng tránh các biến chứng như hoại tử , hoại tử ngón tay, tổn thương thần kinh ngón... Trẻ cần được tập vật lý trị liệu để cải thiện và duy trì khả năng gấp duỗi ngón tay.

Vài giờ sau ca mổ, hai bé tỉnh táo, bú sữa và chơi đùa như bình thường. Các bé sẽ tái khám theo lịch để đánh giá hoạt động của các ngón tay, theo dõi sự phát triển của chi nhằm đảm bảo chức năng cầm nắm, vận động như những trẻ bình thường.



Bác sĩ Quỳnh giải thích tình trạng sức khỏe của trẻ cho phụ huynh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Thừa và dính ngón có thể liên quan đến yếu tố di truyền nên không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, thai phụ thực hiện lối sống khoa học có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Thai phụ nên khám thai định kỳ, siêu âm tìm các dị tật, chọc ối phát hiện các khuyết tật ống thần kinh bất thường nhiễm sắc thể. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ khoáng chất, axit folic, vitamin, iốt; không tiếp xúc với chất phóng xạ, ma túy, rượu bia, thuốc lá...; kiểm soát các nền nếu có.

Phi Hồng

* Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom