Miền Bắc đèo Ô Quy Hồ (tỉnh Lai Châu) đang bị san gạt, đào bới để phục vụ thi công dự án du lịch sinh thái gây mất cảnh quan, khiến dư luận bức xúc ./.

VIP005599

Rình Xem Chị Hàng Xóm
Bài viết
289
Xu
6,618
Nhiều diện tích đất rừng tại khu vực đèo Ô Quy Hồ (tỉnh Lai Châu) đang bị san gạt, đào bới để phục vụ thi công dự án du lịch gây mất cảnh quan, khiến dư luận bức xúc.

Thời gian vừa qua, người dân xã Sơn Bình, huyện Tam Đường cho biết, tại khu vực đèo Ô Quy Hồ (tỉnh Lai Châu) - Một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc Đèo Ô Quy Hồ đang bị một doanh nghiệp tư nhân đào xới để làm dự án khu du lịch sinh thái.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, đây là công trình thuộc Dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên, do Công ty cổ phần Pusamcap Lai Châu (Công ty Pusamcap) thực hiện. Dự án trên được UBND tỉnh Lai Châu cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2012, với diện tích 51,75 hecta tại khu vực Cổng Trời, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc bị đào xới, mất cả rừng phòng hộ - 1

Một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc bị đào xới, mất cả rừng phòng hộ - 5

Một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc bị đào xới, mất cả rừng phòng hộ - 6

Một trong tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc bị đào xới, mất cả rừng phòng hộ - 9

Toàn cảnh khu vực đèo Ô Quy Hồ đang bị "xẻ thịt" làm dự án khu du lịch (Ảnh: T.Đ).

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, năm 2016, Công ty cổ phần Pusamcap Lai Châu tổ chức san gạt và xây dựng công trình trên diện tích khoảng hơn 12 hecta đất rừng tại khu vực đèo Ô Quy Hồ.

Thông tin với PV Dân trí, ông Sùng Lử Páo - Chủ tịch huyện Tam Đường chia sẻ, về vụ việc này, chính quyền huyện Tam Đường đã bàn giao cho xã Sơn Bình giải quyết. Việc có xảy ra sai phạm trong cấp đất tại khu vực đèo Ô Quy Hồ cho các bên hay không là "do các nhiệm kỳ lãnh đạo khóa trước thực hiện, đang được làm rõ".

PV Dân trí đã liên hệ với ông Nguyễn Xuân Long - Giám đốc Công ty Cổ phần Pusamcap Lai Châu - để thông tin sự việc một cách khách quan, đa chiều. Ông Long khẳng định dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên được UBND tỉnh Lai Châu cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2012, với diện tích 51,75 hecta tại khu vực Cổng Trời, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, và đã có đầy đủ giấy phép.

"Tuy nhiên trong quá trình thi công dự án, công ty gặp phải một vấn đề liên quan tới đất đai với một số hộ dân, mà việc này lại từ các thời kỳ lãnh đạo trước của huyện Phong Thổ, nay là huyện Tam Đường, nên doanh nghiệp đang khá đau đầu", ông Long cho biết.

Ông Long xác nhận việc đã bị lực lượng chức năng xử phạt hành chính do làm mất rừng phòng hộ trong khu vực 3,5 hecta mà công ty đã san ủi. Tuy nhiên vị giám đốc cho rằng, nguyên nhân của việc mất rừng là do thiên tai và nhiều vấn đề khác chứ không phải do công ty xâm lấn, phá rừng phòng hộ.

"Rừng chúng tôi được giao quản lý nên dù chỉ mất một cây thôi thì lực lượng kiểm lâm cũng sẽ quy trách nhiệm cho chúng tôi. Đây là việc ngoài mong muốn chứ không phải do chúng tôi san ủi vào", ông Long khẳng định.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom