Gần đây, vợ chồng ông N.T.H và bà T.X.M (50 tuổi, ngụ quận 6, TP HCM) thường xuyên cãi nhau mà nguyên nhân từ việc nợ nần của cậu con trai N.T.K (22 tuổi).
Nuông chiều con thái quá
Là những người kinh doanh thành đạt nhưng chỉ có một con trai duy nhất, nên vợ chồng ông H. rất chiều chuộng K. Bất kỳ điều gì K. muốn, họ đều sẵn sàng đáp ứng. Từ nhỏ, chỉ cần K. nói thích món đồ gì là ngay lập tức ba mẹ mua ngay dù ở nhà đồ chơi không thiếu. Có món, K chỉ chơi 1-2 hôm là chán. Lớn hơn, điện thoại mới nhất, máy tính đắt tiền, thậm chí cả xe máy - dù chưa đủ tuổi để sử dụng, K. đều được ba mẹ đáp ứng.
Lên THPT, K. bắt đầu tiêu tiền vào những món đồ xa xỉ và các cuộc vui với bạn bè. Vào đại học, dù được chu cấp đầy đủ nhưng vì thói quen tiêu xài lớn, không biết kiểm soát chi tiêu, K. liên tục mượn tiền bạn bè và rơi vào cảnh nợ nần. Dù ông N.T.H và bà T.X.M phải trả nợ cho con nhiều lần nhưng K. vẫn chứng nào tật đó. "Lỗi là do anh H. và chị M. đã nuông chiều con thái quá. Có điều kiện, cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con nhưng không có nghĩa là con muốn gì được nấy. Cha mẹ đâu thể sống cả đời để bảo bọc con?" - một người bạn thân của ông H. chia sẻ.
Là mẹ đơn thân, bà T.T.K.D (47 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) hết mực thương con gái. Từ khi còn nhỏ, K.Y (19 tuổi) luôn được mẹ đáp ứng mọi yêu cầu, dù là vô lý. Khi Y. vào đại học, bà D. chu cấp mọi thứ, làm cả thẻ tín dụng để con tự do mua sắm. K.Y lớn lên với suy nghĩ mọi thứ đều dễ dàng có được mà không cần phải nỗ lực. Đến một ngày bà D. mất việc, gia đình rơi vào túng quẫn, Y. phải nghỉ học, vất vả tìm việc làm để cùng mẹ trả nợ.
Ảnh minh họa AI: Vy Thư
Uốn nắn từ bé
Cuối tuần rồi, bé Minh Anh (10 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) được ba mẹ dẫn đi mua xe đạp. Gặp tôi, bé tíu tít khoe: "Xe đạp mua bằng tiền của con đó".
Tiếp lời con gái, vợ chồng bạn tôi cho biết Minh Anh luôn mơ ước có một chiếc xe đạp và họ đã khuyến khích con tiết kiệm tiền tiêu vặt, tiền lì xì, làm thêm việc nhà để có tiền mua xe. "Vợ chồng mình thừa khả năng mua xe nhưng muốn cho con hiểu rằng tiền không dễ kiếm, phải làm việc chăm chỉ mới có được và việc kiên trì tiết kiệm sẽ giúp cháu đạt được mục tiêu" - Minh Thư, bạn tôi, chia sẻ.
Còn theo anh Thành Hưng, ba của Minh Anh, làm việc nhà là cách nâng cao khả năng tự lập của con. Khi có thêm yếu tố kinh tế trong lao động, con sẽ dễ dàng chấp nhận làm việc nhà mà không tị nạnh hay né tránh. Con cũng sẽ ý thức được nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không có tiền tiêu vặt. "Tuy nhiên, ba mẹ cần phân rõ công việc nào là trách nhiệm, công việc nào là kiếm thêm tiền. Ví dụ tự xếp quần áo, mùng mền, cất đồ dùng sau khi sử dụng, dọn dẹp bàn ăn, sắp xếp sách vở… là trách nhiệm của trẻ với bản thân và gia đình. Việc phụ ba rửa xe hay cọ rửa nhà vệ sinh thì được trả công. Việc phân loại công việc hợp lý sẽ giúp con hiểu được giá trị của lao động" - anh Hưng nói thêm.
Sinh nhật 12 tuổi, Hoàng Tuấn được ông bà ngoại, cậu dì tặng một khoản tiền kha khá (3 triệu đồng). Cầm tiền trong tay, Tuấn nghĩ đến món đồ chơi lego lắp ráp pháo đài sắt mà bạn cùng lớp có. Thế nhưng, Tuấn cũng do dự vì sợ tiêu hết tiền. "Chúng tôi đã hướng dẫn con cách chia nhỏ số tiền này: một phần để tiết kiệm, một phần nhỏ để tiêu vặt và một phần mua lego với giá vừa phải. Ngay cả tiền lì xì Tết, tiền thưởng kết quả học sinh giỏi, chúng tôi cũng nhắc cháu dành một khoản đáng kể để tiết kiệm, gửi vào tài khoản online của vợ tôi và ghi chép lại cho con nắm rõ. Việc này nhằm giúp cháu không tiêu tiền hoang phí và học được cách quản lý tài chính thông minh" - anh Lê Tấn Bửu, ba của Tuấn, nói.
Cũng theo anh Bửu, ngay từ khi con còn rất nhỏ, cha mẹ cần phải dứt khoát không đáp ứng mọi đòi hỏi vô lý của con khi đi chơi hoặc mua sắm. Vợ chồng anh cùng thống nhất cách dạy con nên không xảy ra tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". "Trong gia đình tôi không có chuyện con xin ba không được thì năn nỉ mẹ. Nếu ba hoặc mẹ đã nói không thì con phải hiểu là không được phép. Trẻ luôn muốn mua tất cả những thứ mình thích, do vậy người lớn cần giúp trẻ phân biệt được những món đồ đó là cần hay muốn. Những thứ cần là những thứ bắt buộc phải có và sẽ được ưu tiên. Những thứ muốn là những thứ con thích nhưng không thiết yếu" - anh Bửu cho biết.
Với vợ chồng anh, đây không phải là sự khắt khe, bởi họ muốn con hiểu rằng phải chi tiêu hợp lý. "Chúng tôi tận dụng mọi cơ hội để giáo dục cách chi tiêu cho con" - chị Mai Vân, vợ anh Bửu, đúc kết kinh nghiệm.
Sống có trách nhiệm
Cả anh Tấn Bửu và anh Thành Hưng đều cho rằng ngoài việc dạy con hiểu giá trị đồng tiền, cách quản lý, tiết kiệm tiền thì điều quan trọng không kém là dạy con chia sẻ, giúp đỡ người kém may mắn. Điều này giúp trẻ phát triển nhân cách, lòng nhân ái và trách nhiệm với xã hội. Kết hợp giữa việc kiếm tiền và chia sẻ, chúng ta trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để trở thành người trưởng thành có trách nhiệm và biết quan tâm đến cộng đồng.
Xem tiếp...
Nuông chiều con thái quá
Là những người kinh doanh thành đạt nhưng chỉ có một con trai duy nhất, nên vợ chồng ông H. rất chiều chuộng K. Bất kỳ điều gì K. muốn, họ đều sẵn sàng đáp ứng. Từ nhỏ, chỉ cần K. nói thích món đồ gì là ngay lập tức ba mẹ mua ngay dù ở nhà đồ chơi không thiếu. Có món, K chỉ chơi 1-2 hôm là chán. Lớn hơn, điện thoại mới nhất, máy tính đắt tiền, thậm chí cả xe máy - dù chưa đủ tuổi để sử dụng, K. đều được ba mẹ đáp ứng.
Lên THPT, K. bắt đầu tiêu tiền vào những món đồ xa xỉ và các cuộc vui với bạn bè. Vào đại học, dù được chu cấp đầy đủ nhưng vì thói quen tiêu xài lớn, không biết kiểm soát chi tiêu, K. liên tục mượn tiền bạn bè và rơi vào cảnh nợ nần. Dù ông N.T.H và bà T.X.M phải trả nợ cho con nhiều lần nhưng K. vẫn chứng nào tật đó. "Lỗi là do anh H. và chị M. đã nuông chiều con thái quá. Có điều kiện, cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt nhất cho con nhưng không có nghĩa là con muốn gì được nấy. Cha mẹ đâu thể sống cả đời để bảo bọc con?" - một người bạn thân của ông H. chia sẻ.
Là mẹ đơn thân, bà T.T.K.D (47 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) hết mực thương con gái. Từ khi còn nhỏ, K.Y (19 tuổi) luôn được mẹ đáp ứng mọi yêu cầu, dù là vô lý. Khi Y. vào đại học, bà D. chu cấp mọi thứ, làm cả thẻ tín dụng để con tự do mua sắm. K.Y lớn lên với suy nghĩ mọi thứ đều dễ dàng có được mà không cần phải nỗ lực. Đến một ngày bà D. mất việc, gia đình rơi vào túng quẫn, Y. phải nghỉ học, vất vả tìm việc làm để cùng mẹ trả nợ.
Ảnh minh họa AI: Vy Thư
Uốn nắn từ bé
Cuối tuần rồi, bé Minh Anh (10 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) được ba mẹ dẫn đi mua xe đạp. Gặp tôi, bé tíu tít khoe: "Xe đạp mua bằng tiền của con đó".
Tiếp lời con gái, vợ chồng bạn tôi cho biết Minh Anh luôn mơ ước có một chiếc xe đạp và họ đã khuyến khích con tiết kiệm tiền tiêu vặt, tiền lì xì, làm thêm việc nhà để có tiền mua xe. "Vợ chồng mình thừa khả năng mua xe nhưng muốn cho con hiểu rằng tiền không dễ kiếm, phải làm việc chăm chỉ mới có được và việc kiên trì tiết kiệm sẽ giúp cháu đạt được mục tiêu" - Minh Thư, bạn tôi, chia sẻ.
Còn theo anh Thành Hưng, ba của Minh Anh, làm việc nhà là cách nâng cao khả năng tự lập của con. Khi có thêm yếu tố kinh tế trong lao động, con sẽ dễ dàng chấp nhận làm việc nhà mà không tị nạnh hay né tránh. Con cũng sẽ ý thức được nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không có tiền tiêu vặt. "Tuy nhiên, ba mẹ cần phân rõ công việc nào là trách nhiệm, công việc nào là kiếm thêm tiền. Ví dụ tự xếp quần áo, mùng mền, cất đồ dùng sau khi sử dụng, dọn dẹp bàn ăn, sắp xếp sách vở… là trách nhiệm của trẻ với bản thân và gia đình. Việc phụ ba rửa xe hay cọ rửa nhà vệ sinh thì được trả công. Việc phân loại công việc hợp lý sẽ giúp con hiểu được giá trị của lao động" - anh Hưng nói thêm.
Sinh nhật 12 tuổi, Hoàng Tuấn được ông bà ngoại, cậu dì tặng một khoản tiền kha khá (3 triệu đồng). Cầm tiền trong tay, Tuấn nghĩ đến món đồ chơi lego lắp ráp pháo đài sắt mà bạn cùng lớp có. Thế nhưng, Tuấn cũng do dự vì sợ tiêu hết tiền. "Chúng tôi đã hướng dẫn con cách chia nhỏ số tiền này: một phần để tiết kiệm, một phần nhỏ để tiêu vặt và một phần mua lego với giá vừa phải. Ngay cả tiền lì xì Tết, tiền thưởng kết quả học sinh giỏi, chúng tôi cũng nhắc cháu dành một khoản đáng kể để tiết kiệm, gửi vào tài khoản online của vợ tôi và ghi chép lại cho con nắm rõ. Việc này nhằm giúp cháu không tiêu tiền hoang phí và học được cách quản lý tài chính thông minh" - anh Lê Tấn Bửu, ba của Tuấn, nói.
Cũng theo anh Bửu, ngay từ khi con còn rất nhỏ, cha mẹ cần phải dứt khoát không đáp ứng mọi đòi hỏi vô lý của con khi đi chơi hoặc mua sắm. Vợ chồng anh cùng thống nhất cách dạy con nên không xảy ra tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược". "Trong gia đình tôi không có chuyện con xin ba không được thì năn nỉ mẹ. Nếu ba hoặc mẹ đã nói không thì con phải hiểu là không được phép. Trẻ luôn muốn mua tất cả những thứ mình thích, do vậy người lớn cần giúp trẻ phân biệt được những món đồ đó là cần hay muốn. Những thứ cần là những thứ bắt buộc phải có và sẽ được ưu tiên. Những thứ muốn là những thứ con thích nhưng không thiết yếu" - anh Bửu cho biết.
Với vợ chồng anh, đây không phải là sự khắt khe, bởi họ muốn con hiểu rằng phải chi tiêu hợp lý. "Chúng tôi tận dụng mọi cơ hội để giáo dục cách chi tiêu cho con" - chị Mai Vân, vợ anh Bửu, đúc kết kinh nghiệm.
Sống có trách nhiệm
Cả anh Tấn Bửu và anh Thành Hưng đều cho rằng ngoài việc dạy con hiểu giá trị đồng tiền, cách quản lý, tiết kiệm tiền thì điều quan trọng không kém là dạy con chia sẻ, giúp đỡ người kém may mắn. Điều này giúp trẻ phát triển nhân cách, lòng nhân ái và trách nhiệm với xã hội. Kết hợp giữa việc kiếm tiền và chia sẻ, chúng ta trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để trở thành người trưởng thành có trách nhiệm và biết quan tâm đến cộng đồng.
Xem tiếp...