Đấu thầu xây nhà máy xử lý nước thải giúp tiết kiệm 72 triệu USD

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
TP HCMNhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè công suất xử lý 480.000 m3 nước thải mỗi ngày sau đấu thầu có trị giá 235 triệu USD, tiết kiệm 72 triệu USD (hơn 1.670 tỷ̉ đồng).


Thông tin được ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM (chủ đầu tư), cho biết ngày 20/6, khi kiểm tra tình hình triển khai dự án. Gói thầu Thiết kế, xây dựng, vận hành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (XL-02) là hạng mục lớn và quan trọng nhất của toàn bộ dự án Vệ sinh môi trường TP HCM, đang được triển khai giai đoạn hai từ năm 2015 tới nay.

Gói thầu XL-02 trước đó có trị giá , sau quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã giảm xuống còn hơn 235 triệu USD (gần 6.000 tỷ đồng). Bắt đầu thi công từ năm 2020, nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến nay đạt gần 50% khối lượng, dự kiến hoàn thành vào quý 3 năm sau. Liên danh nhà thầu sẽ tiếp tục đảm nhận vận hành nhà máy tới năm 2029 theo hợp đồng, sau đó bàn giao lại TP HCM.



Công trường xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ngày 20/6. Ảnh: Hạ Giang


"Chúng tôi đang huy động đội ngũ chuyên gia giỏi nhất đến Việt Nam triển khai dự án, đồng thời lựa chọn các nhà thầu trong nước năng lực cao tham gia thi công, mục tiêu đảm bảo tiến độ công trình", ông Tân nói.

Với công suất xử lý 480.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm, nhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè quy mô lớn nhất nước và Đông Nam Á. Công trình xây tại phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, nay thuộc TP Thủ Đức), áp dụng công nghệ xử lý sinh học MBBR hiện đại nhất hiện nay.

Toàn bộ nước thải của dân cư dọc hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và quận 2 cũ sẽ được gom về nhà máy xử lý thông qua hệ thống cống bao dài khoảng 17 km. Quy trình lọc nước thải tại nhà máy thông qua nhiều bước, loại bỏ các chất hữu cơ, tia UV. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn loại A (quy chuẩn nước thải sinh hoạt) trước khi đổ ra sông Sài Gòn và Đồng Nai.



Các bể xử lý bùn sau khi lọc từ nước thải tại nhà máy đang được thi công, ngày 20/6. Ảnh: Hạ Giang


Dự án Vệ sinh môi trường TP HCM - giai đoạn 2 tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó 9.560 tỷ đồng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), phần còn lại từ ngân sách thành phố. Cùng với nhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè, công trình khổng lồ này còn các hạng mục chính như: tuyến cống bao dẫn nước thải từ giếng Bờ Đông đến nhà máy xử lý (dài khoảng 8 km), mạng lưới cống thoát nước cấp 2, cấp 3 và hệ thống đấu nối hộ gia đình tại quận 2 (lưu vực Thảo Điền, Nam Thảo Điền, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây)...

Ngoài việc xử lý nguồn nước thải sinh hoạt trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và quận 2, dự án Vệ sinh môi trường TP HCM - giai đoạn 2, sẽ góp phần khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn và lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Công trình cũng giúp cải tạo, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế cho TP HCM.

Hiện, ngoài nhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP HCM có ba nhà máy xử lý nước thải lớn khác đã đưa vào khai thác là Bình Hưng (công suất 469.000 m3 sau khi hoàn thành giai đoạn 2), - Bến Cát (công suất 131.000 m3), Bình Hưng Hoà (30.000 m3).

Gia Minh

 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom