Đau chân là chấn thương thường gặp nhất khi chạy bộ. Những loại đau chân phổ biến mà vận động viên thường trải qua bao gồm: Đau gót chân, đau ngón chân cái, đau mắt cá chân, đau giữa bàn chân, đau bắp chân và đau đầu gối...
Có nhiều nguyên nhân gây đau chân khi chạy bộ, trong đó thường gặp nhất là do tập luyện quá sức, gây căng thẳng quá mức lên cơ bắp và xương khớp, không khởi động cẩn thận trước khi bước vào đường chạy, tăng tốc độ chạy đột ngột, mang giày quá chật, chạy trên mặt đường cứng, gồ ghề...
Đau chân hay xảy ra với những người mới bắt đầu chạy bộ, biểu hiện thường gặp là tình trạng đau ở gan bàn chân. Gan bàn chân bị đau có thể do giẫm phải đá dăm, chạy trên địa hình không bằng phẳng. Nhưng chủ yếu là bị phồng rộp ở chân khi chạy bộ do sự ma sát với tất. Sự chà xát tạo ra những vết phồng rộp rất khó chịu khi mỗi lần bước đi.
Bên cạnh đó, đau chân có thể do những chấn thương âm ỉ bên trong xương khớp, nhưng không được xử lý triệt để như rạn xương, rách sụn chêm, bong gân, đứt dây chằng... Đặc biệt, đau chân khi chạy bộ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp.
Đau chân khi chạy bộ là tình trạng rất phổ biến sau khi chạy bộ được một thời gian.
Để cải thiện tình trạng đau nhức chân khi chạy bộ có thể áp dụng các phương pháp sau:
Khi nhận thấy cơn đau xuất hiện, bạn nên dừng việc chạy bộ ngay lập tức. Tiếp đến nên kê cao chân từ 10 – 20cm để giúp máu lưu thông tốt hơn, không nên ráng chạy thêm hoặc ngồi xuống ngay sau khi dừng chạy.
Sau đó nên dành thời gian nghỉ ngơi vài ngày và theo dõi tình trạng cổ chân. Nếu cơn đau vẫn không giảm, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Khi bị đau chân có thể sử dụng chườm nóng, chườm lạnh, đây là phương pháp được dùng phổ biến trong hoạt động thể dục, thể thao, bởi khả năng giảm đau, giảm sưng tương đối tốt.
Đối với chườm lạnh, nên áp dụng trong khoảng 48 giờ từ khi xuất hiện cơn đau. Người chạy bộ có thể ngâm chân trực tiếp vào chậu nước lạnh hoặc dùng chai nước, khăn mềm đã được ủ lạnh hay gói gel lạnh y tế chườm nhẹ nhàng lên khu vực bị đau trong khoảng 15 phút (không nên chườm lạnh quá 20 phút). Lưu ý chườm lạnh chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và phù hợp với những trường hợp đau nhẹ. Phương pháp chườm lạnh không thích hợp với trường hợp bị đau chân nặng.
Đối với chườm nóng, mọi người có thể thực hiện sau 48 giờ bị đau chân khi chạy bộ. Ngoài việc sử dụng túi chườm nóng y tế, khăn bông đã được hấp nóng, thì có thể ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 15 phút. Theo Tổ chức viêm khớp, nhiệt độ nước lý tưởng để giảm đau chân nên từ 33 - 37,7 độ C.
Sử dụng xoa bóp, massage
Xoa bóp, massage chân sẽ giúp kéo giãn cơ bắp và giải phóng sự căng thẳng, khó chịu tích tụ ở đôi chân khi chạy bộ, từ đó xoa dịu cảm giác đau nhức nhanh chóng. Người chạy bộ có thể tự massage bằng cách đặt một quả bóng tennis dưới lòng bàn chân trong tư thế đứng hoặc ngồi, sau đó lăn bóng từ ngón chân đến gót chân và ngược lại.
Dùng đá hoặc miếng chườm lạnh chườm lên cổ chân bị thương để giúp giảm sưng tấy và làm dịu cơn đau. Chỉ nên chườm khoảng 15 – 20 phút, một ngày từ 4 – 8 lần, tránh chườm quá lâu.
Trường hợp đau tăng lên thì cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và được dùng thuốc. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc như Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)… giúp người bệnh khắc phục tình trạng đau chân khi chạy bộ.
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, vì điều này sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, tá tràng và hại thận… Nếu dùng thuốc thì phải tuân thủ đúng theo liều lượng được chỉ định.
Đau chân do chạy bộ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chiếm tỉ lệ lớn nhất là do chân bị quá tải khi chơi thể thao sức bền trong một thời gian dài. Ở một số người ít vận động, hiện tượng này có thể xuất hiện ngay cả khi họ đột ngột phải đi bộ hoặc leo cầu thang nhiều. Đôi khi đau chân khi chạy có thể là dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa, viêm khớp. Vì vậy, khi có biểu hiện bị đau chân thì nên đi thăm khám kịp thời và cần điều trị sớm, điều này sẽ giúp bạn phòng tránh những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ được đôi chân chắc khỏe.
BS. Trần Anh Tuấn
Ý kiến của bạn
Đăng nhập để tham gia bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Xem tiếp...
Nguyên nhân gây đau chân khi chạy bộ
Có nhiều nguyên nhân gây đau chân khi chạy bộ, trong đó thường gặp nhất là do tập luyện quá sức, gây căng thẳng quá mức lên cơ bắp và xương khớp, không khởi động cẩn thận trước khi bước vào đường chạy, tăng tốc độ chạy đột ngột, mang giày quá chật, chạy trên mặt đường cứng, gồ ghề...
Đau chân hay xảy ra với những người mới bắt đầu chạy bộ, biểu hiện thường gặp là tình trạng đau ở gan bàn chân. Gan bàn chân bị đau có thể do giẫm phải đá dăm, chạy trên địa hình không bằng phẳng. Nhưng chủ yếu là bị phồng rộp ở chân khi chạy bộ do sự ma sát với tất. Sự chà xát tạo ra những vết phồng rộp rất khó chịu khi mỗi lần bước đi.
Bên cạnh đó, đau chân có thể do những chấn thương âm ỉ bên trong xương khớp, nhưng không được xử lý triệt để như rạn xương, rách sụn chêm, bong gân, đứt dây chằng... Đặc biệt, đau chân khi chạy bộ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp.
Đau chân khi chạy bộ là tình trạng rất phổ biến sau khi chạy bộ được một thời gian.
Cách xử trí đau chân khi chạy bộ
Để cải thiện tình trạng đau nhức chân khi chạy bộ có thể áp dụng các phương pháp sau:
Dừng luyện tập, để chân được nghỉ ngơi
Khi nhận thấy cơn đau xuất hiện, bạn nên dừng việc chạy bộ ngay lập tức. Tiếp đến nên kê cao chân từ 10 – 20cm để giúp máu lưu thông tốt hơn, không nên ráng chạy thêm hoặc ngồi xuống ngay sau khi dừng chạy.
Sau đó nên dành thời gian nghỉ ngơi vài ngày và theo dõi tình trạng cổ chân. Nếu cơn đau vẫn không giảm, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Chườm lạnh, chườm nóng
Khi bị đau chân có thể sử dụng chườm nóng, chườm lạnh, đây là phương pháp được dùng phổ biến trong hoạt động thể dục, thể thao, bởi khả năng giảm đau, giảm sưng tương đối tốt.
Đối với chườm lạnh, nên áp dụng trong khoảng 48 giờ từ khi xuất hiện cơn đau. Người chạy bộ có thể ngâm chân trực tiếp vào chậu nước lạnh hoặc dùng chai nước, khăn mềm đã được ủ lạnh hay gói gel lạnh y tế chườm nhẹ nhàng lên khu vực bị đau trong khoảng 15 phút (không nên chườm lạnh quá 20 phút). Lưu ý chườm lạnh chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và phù hợp với những trường hợp đau nhẹ. Phương pháp chườm lạnh không thích hợp với trường hợp bị đau chân nặng.
Đối với chườm nóng, mọi người có thể thực hiện sau 48 giờ bị đau chân khi chạy bộ. Ngoài việc sử dụng túi chườm nóng y tế, khăn bông đã được hấp nóng, thì có thể ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 15 phút. Theo Tổ chức viêm khớp, nhiệt độ nước lý tưởng để giảm đau chân nên từ 33 - 37,7 độ C.
Sử dụng xoa bóp, massage
Xoa bóp, massage chân sẽ giúp kéo giãn cơ bắp và giải phóng sự căng thẳng, khó chịu tích tụ ở đôi chân khi chạy bộ, từ đó xoa dịu cảm giác đau nhức nhanh chóng. Người chạy bộ có thể tự massage bằng cách đặt một quả bóng tennis dưới lòng bàn chân trong tư thế đứng hoặc ngồi, sau đó lăn bóng từ ngón chân đến gót chân và ngược lại.
Dùng đá hoặc miếng chườm lạnh chườm lên cổ chân bị thương để giúp giảm sưng tấy và làm dịu cơn đau. Chỉ nên chườm khoảng 15 – 20 phút, một ngày từ 4 – 8 lần, tránh chườm quá lâu.
Trường hợp đau tăng lên thì cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và được dùng thuốc. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc như Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)… giúp người bệnh khắc phục tình trạng đau chân khi chạy bộ.
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, vì điều này sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe như viêm loét dạ dày, tá tràng và hại thận… Nếu dùng thuốc thì phải tuân thủ đúng theo liều lượng được chỉ định.
Đau chân do chạy bộ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chiếm tỉ lệ lớn nhất là do chân bị quá tải khi chơi thể thao sức bền trong một thời gian dài. Ở một số người ít vận động, hiện tượng này có thể xuất hiện ngay cả khi họ đột ngột phải đi bộ hoặc leo cầu thang nhiều. Đôi khi đau chân khi chạy có thể là dấu hiệu của bệnh lý thoái hóa, viêm khớp. Vì vậy, khi có biểu hiện bị đau chân thì nên đi thăm khám kịp thời và cần điều trị sớm, điều này sẽ giúp bạn phòng tránh những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ được đôi chân chắc khỏe.
BS. Trần Anh Tuấn
Ý kiến của bạn
Đăng nhập để tham gia bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Xem tiếp...