Danh xưng và vai trò của sư ở chùa

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
310
Xu
17,260
Bài này sưu tầm từ trên một số trang của Hàn Quốc

1.Danh xưng của các bậc cao tăng​


祖師 (Tổ sư): Là sư có đức vọng cao tiếp nối pháp mạch chính thống của Phật Thích Ca.

禪師(Thiền sư): Là sư tu thiền lâu năm và đạt thông tuệ về thiền

宗師(Tông sư): Là sư có học vấn uyên thâm dựng nên một tông phái.

律師(Luật sư): Là sư chuyên dạy về giới luật. Hoặc là sư chuyên nghiên cứu về giới luật hoặc sống phạm hạnh một cách triệt để.

法師( Pháp sư): Là sư thông kinh bác điển, chuyên hoằng dương giáo pháp của Đức Phật.

和尙(Hoà thượng): Là ân sư dạy dỗ mỗi ngày

師門(Sư môn.): Là Sa môn, tức người tu xuất gia.

大德( Đại đức): Vị trưởng lão có đức cao vọng trọng.

大師( Đại sư): Là một vị trưởng lão cao tăng đại đức

國師( Quốc sư) (王師, Vương sư): Là một danh xưng lãnh đạo tinh thần của một nước, hoặc chức vị mà hoàng đế, hay quốc vương một nước ban.

2. Tên gọi chức vụ của sư trong chùa​

  • (會主, Hội chủ) Là pháp sư chủ trì pháp hội, hoặc một trưởng lão dẫn dắt một hội, nhóm.
  • (法主, pháp chủ) Là vị sư tinh thông phật pháp được suy tôn làm sư trưởng trong một phật sự hoặc một hội thượng.
  • (祖室, Tổ thất) Một vị sư làm lãnh đạo tinh thần cho một phái thuộc dòng Thiền (vốn có nghĩa là bên trong tịnh thất của Tổ sư, hoặc chùa mà sư hay ngự trú).
  • (方丈, Phương trượng) Là sư lãnh đạo của một đạo tràng (tùng lâm) phụ trách luôn cả thiền – giáo – luật. Vốn nghĩa là “tứ phương nhất trượng”, tức là một phòng lớn mà sư trụ trì thiền tông dùng.
  • (都監, Đô giám) Người quản, phụ trách việc tài chính, lương thực của một ngôi chùa.
  • (副殿, Phó điện) Là sư phụ trách, chăm sóc phật đường, hoặc tổ chức các buổi tế lễ cúng dường.
  • (知殿 Tri điện) Còn gọi là sư Điện chủ, là sư quản về sự thanh khiết, hương hoa của phật điện
  • (盧殿, Lao điện) Là sư quản lý Đại hùng điện hoặc pháp đường.
  • (住持 Trụ trì) Là sư quản, phụ trách toàn bộ việc một ngôi chùa – có trách nhiệm và toàn quyền đối với một chùa.
  • (院主, Viện chủ) Sư phụ trách xử lý các công việc trong chùa. Sư phụ trách sinh hoạt, ăn uống trong chùa, còn gọi là giám tự, giám viện.
  • (講師, Giảng sư) sư chuyên giảng kinh pháp trong chùa, còn gọi là sư giảng bá.
  • (七職, Thất chức) Sư có 7 chức phận gồm phổ giáo, kế hoạch, hộ pháp, văn phòng, tài vụ, giáo vụ, xã hội, gần giống như Chánh Văn phòng vậy.

3. Cấu trúc của Giáo đoàn Phật giáo.​

  1. Thất bộ đại chúng​


(tì khưu): Sư nam thành niên đã xuất gia, (tăng), thọ trì 250 giới cụ túc giới.

(tì khưu ni): Sư nữ thành niên đã xuất gia (ni), thọ trì 348 giới cụ túc giới.

(sa di): Là nam giới đã xuất gia, dưới 20 tuổi, chỉ giữ 10 giới, chưa thọ trì cụ túc giới.

(sa di ni): Là nữ giới đã xuất gia, dưới 18 tuổi, chỉ giữ 10 giới, chưa thọ trì cụ túc giới.

(thức xoa ma na): Là nữ giới đã xuất gia trong lứa tuổi từ tròn 18 tuổi đến tròn 20 tuổi, giữ 6 pháp giới.

(Ưu bà tắc): Phật tử nam tại gia (cận sự nam).

(Ưu bà di): Phật tử nữ tại gia (cận sự nữ).

2. Tứ đại bộ chúng​


Ý chỉ chung về tì khưu, tì khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di.

4. Tên gọi của các sư tại Thiền viện.​


1) (維那, duy na) Sư phụ trách chung về giới luật của Cơ sở tôn giáo.

2) (禪德, Thiện đức) Sư lớn tuổi, đức cao vọng trọng trong Thiền viện

3) (禪賢, Thiện hiền) Sư lớn tuổi, đã đi phổ giáo hoằng hoá xong và trở về Thiền viện.

4) (悅衆, Duyệt chúng) Sư phụ trách quy chế quy trình

5) (閒主, Nhàn chủ) Sư là mô phạm chấp hành giới luật

6) (淸衆, Thanh chúng) Sư trợ lý cho Sư duyệt chúng.

7) (知殿, Tri điện) Sư phụ trách phòng ở cho các sư

8) (知客, Tri khách) Sư phụ trách tiếp đãi khách.

9) (明燈, Minh đăng) Sư phụ trách đèn, điện của Thiền viện.

10) (磨糊, Ma hồ) . Sư phụ trách nấu, quấy hồ cho các sư.

11) (夜巡, Dạ tuần) Sư phụ trách tuần tra ban đêm

12) (掃地, Tảo địa) Sư phụ trách việc quét dọn sân vườn

13) (看病, Khán bệnh) Sư phụ trách chăm sóc sức khoẻ các sư

14) (浴頭, Dục đầu) Sư phụ trách việc tắm gội của các sư

15) (水頭, Thuỷ đầu) Sư phụ trách khâu rửa mặt của các sư

16) (火臺, Hoả đài) Sư phụ trách nhiệt độ phòng cho các sư

17) (淨桶, Tịnh thông) Sư phụ trách vệ sinh khu toilet của Thiền viện cho các sư

18) (侍者, Thị giả) Sư hầu cận các Trưởng lão

19) (茶角, Trà giác) Sư phụ trách việc trà nước cho các sư

20) (鐘頭, Chung đầu) Sư phụ trách việc đánh chuông.

21) (法鼓, Pháp cố) Sư phụ trách việc đánh trống

22) (別座, Biệt toạ) Sư phụ trách toạ cụ, giường gối, ăn uống cho các sư.

23) (供養主 ,Cung dưỡng chủ) Sư phụ trách nấu cơm

24) (菜供 Thái cung) Sư phụ trách thức ăn (rau) cho bữa ăn.

25) (羹頭, Canh đầu) Sư phụ trách món canh

26) (化主, Hoá chủ) Sư phụ trách chi tiêu của chùa

27) (負木, Phụ mộc) Sư phụ trách kiếm củi cho chùa.

Trên đây là các danh hiệu, chức danh của sư trong chùa, nhưng giờ các chùa cũng không có quá nhiều chức danh như vậy, ở Việt Nam cũng không phân chia chức vụ rõ ràng, nên phật tử chùa ta thấy các sư đều gọi là khầy cả, nghe thật thân thương và thiện lành.

Nam mô bổn sư đồng chí Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom