Đặng Việt Châu-người chiến sĩ cộng sản kiên trung ở Nhà tù Hỏa Lò

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
Ở nơi được coi là “địa ngục trần gian” – Nhà tù Hỏa Lò, đã có biết bao chiến sĩ hy sinh cho đất nước. Hiện nay, Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã sưu tầm và lưu danh được 1.666 chiến sĩ yêu nước từng bị bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò.

Giờ đây đất nước đã thống nhất gần 50 năm, nhiều chiến sĩ cách mạng từng bị giam cầm ở Nhà tù Hỏa Lò năm xưa đã về cõi vĩnh hằng nhưng tinh thần, khí chất của những người cộng sản mãi in đậm trong tâm trí thế hệ hôm nay và mai sau.


Tuổi thơ đằng đẵng nhớ cha


Khởi đầu cho tháng 7, tháng tri ân và cũng là để kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đặng Việt Châu (2-7-1914/2-7-2024) - nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò bị giam cầm từ tháng 11-1932 đến tháng 5-1935, gia đình và đại diện dòng họ Đặng ở Nam Định và Hà Nội đã dâng hương tưởng nhớ đồng chí Đặng Việt Châu; nhắc nhớ lại những năm tháng đồng chí bị địch bắt, tù đày muôn vàn gian khó nhưng cũng đầy tự hào trong Nhà tù Hỏa Lò.


 
Đã nhiều lần đến thăm Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò-nơi mà cha mình từng bị giam cầm nhưng với bà Đặng Minh Châu - con gái đồng chí Đặng Việt Châu thì lần trở lại này mang ý nghĩa sâu sắc bởi đi cùng bà còn có gia đình, dòng họ và những người thân yêu.


Thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người đã khuất, trong lòng mỗi người con họ Đặng trào dâng cảm xúc. Được xem lại những hình ảnh, hiện vật của cha mình khi bị giam cầm ở đây, trái tim bà Đặng Minh Châu như bị bóp nghẹn bởi vì nỗi nhớ cha, nhớ những năm tháng tuổi thơ mồ côi mẹ từ nhỏ và những ngày ngắn ngủi chỉ được gặp cha trong chốc lát bởi cả cuộc đời của cha dành cho cách mạng, cho Đảng, cho dân tộc.


“Tôi rất thương cha và khâm phục, ngưỡng mộ ông. Lúc còn sống, ông đi hoạt động cách mạng thường xuyên nên tôi không được ở bên cha nhiều; ngay cả khi mẹ tôi mất lúc tôi chỉ hơn 1 tuổi thì ông cũng không thể về đưa tang. Vì thế, những năm tháng tuổi thơ của tôi hầu như không được gặp cha. Lúc đó, sau khi mẹ mất, tôi ở với thím, mãi đến khi tôi được hơn 5 tuổi thì tranh thủ lúc trên đường đi công tác, cha ghé qua chỗ tôi đang tản cư và đó cũng chính là lần đầu tiên hai cha con được gặp nhau. Khoảnh khắc bỡ ngỡ lần đầu được thấy mặt cha rồi lại chia tay để ông lên đường làm nhiệm vụ mãi khắc sâu trong tâm trí tôi”, bà Đặng Minh Châu nhớ lại.


Vẫn biết là so với các bạn cùng thời thì tuổi thơ của bà Đặng Minh Châu thiệt thòi vì thiếu thốn tình cảm của cả cha và mẹ nhưng khi lớn lên, ý thức được mọi việc và hiểu được công việc của cha đang làm là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, trong lòng người phụ nữ này trào dâng niềm thương yêu, kính phục cha vô hạn.


Nhìn những tấm hình của cha năm xưa từng bị giam cầm ở Nhà tù Hỏa Lò rồi nghe kể lại những câu chuyện cha đã hoạt động cách mạng, tổ chức sinh hoạt Đảng như thế nào trong điều kiện bị tra tấn, giam cầm và chịu chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, bà Đặng Minh Châu vô cùng cảm phục tinh thần mà cha và các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh, chiến đấu với quân thù để đất nước được thống nhất vẹn toàn như hôm nay.


 
Bản lĩnh chính trị tỏa sáng ở nơi "địa ngục trần gian"


Đồng chí Đặng Hữu Rạng, tên thường gọi là Đặng Việt Châu sinh ngày 2-7-1914, tại làng Bách Tính (nay là xã Nam Trung), huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ngay từ khi là học sinh, đồng chí đã tham gia các phong trào yêu nước. Tháng 3-1931, đồng chí được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ những ngày đầu tham gia hoạt động cách mạng, đồng chí Đặng Việt Châu luôn thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, tin tưởng vào con đường đã chọn.


Tháng 9-1931, Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ điều động đồng chí về làm biên tập báo “Tiến lên”, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy tại Hải Phòng. Ngày 4-2-1932, đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại cơ quan báo chí của Xứ ủy và đưa về Sở mật thám để tra khảo, sau đó chuyển về giam tại Nhà lao Hải Phòng. Sau 8 tháng, đồng chí tiếp tục bị chuyển lên Hà Nội, giam tại Nhà tù Hoả Lò. Tháng 11-1932, toà đại hình Hà Nội kết án đồng chí 5 năm tù giam.


Trong giai đoạn bị giam cầm ở các nhà tù hà khắc và tàn ác của chính quyền thực dân, đồng chí đã sáng tác nhiều bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu của mình, đặc biệt là những bài thơ sáng tác trong ngục tù Hoả Lò.


Bằng bút pháp hài hước, lãng mạn và lạc quan cách mạng, đồng chí Đặng Việt Châu đã miêu tả chân thực hình ảnh của những tên cai ngục luôn dùng cực hình nhằm khuất phục ý chí của những chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam qua bài thơ “Những tên tàn ác ở Nhà Pha Hỏa Lò Hà Nội”: “Quái lạ ra tên một lũ người/Đầu trâu mặt ngựa tả không sai/Lê Bon, tên gọi, sao tàn ác/Văn Sĩ, mang danh cũng đánh người/Một mấu, mắm tôm chuyên thét mắng/ Mèo già, Tây trẻ giỏi tìm soi/Đầu trò, Cậu Mã tay lừa gạt/Cai Thiện gian thâm nhếch miệng cười”.


Tháng 11-1933, đồng chí Đặng Việt Châu được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ Nhà tù Hoả Lò và cũng là một trong những Bí thư chi bộ trẻ nhất. Với nhiệm vụ phụ trách “Lao tù tạp chí” và công tác huấn luyện nội bộ, qua chi ủy, đồng chí và một số đảng viên khác còn ra thêm “Tạp chí vô sản” để tăng cường công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao trình độ cho những đảng viên mới bị bắt giam. Hai tờ báo ra đúng thời gian và phục vụ kịp thời các lớp huấn luyện. Vì thế, hoạt động đấu tranh chính trị thời gian này diễn ra rất sôi nổi.


 
Với vai trò lãnh đạo trong chi bộ, đồng chí Đặng Việt Châu đã thể hiện rõ bản lĩnh chính trị và tài năng của mình không chỉ đấu tranh cho đời sống, sinh hoạt của anh em tù chính trị mà còn vẽ lên bức chân dung người mẹ đầy xúc cảm, sẵn lòng phục vụ mục đích lý tưởng của cách mạng qua bài thơ “Nhớ mẹ”.


Tháng 2-1935, diễn ra cuộc tổng khám xét toàn trại giam do Chánh mật thám Pháp chỉ huy, chúng phát hiện được nhiều chỗ cất giấu tài liệu, moi ra một rổ lớn sách báo kể cả những cuốn viết nhỏ, cuộn tròn đút vào từng mạch vữa khoét sâu. Ngay sau đó, đồng chí Đặng Việt Châu cùng một số đồng chí bị giải đến Sở mật thám để hỏi cung, rồi biệt giam trong xà lim.


Tuy bị nhốt biệt giam và tra tấn nhiều lần nhưng đồng chí Đặng Việt Châu không khai báo, không công nhận số tài liệu cai ngục thu được mà thể hiện sự thông minh, trong việc viết giả chữ để qua mặt bọn mật thám. Do không phát hiện được bằng chứng cụ thể, bọn mật thám buộc phải trả đồng chí về Nhà tù Hỏa Lò.


Bị coi là phần tử nguy hiểm, cuối tháng 5-1935, đồng chí Đặng Việt Châu bị thực dân Pháp đưa đến đến nhà tù Sơn La. Tháng 8-1936, đồng chí được trả tự do, tiếp tục con đường hoạt động cách mạng.


Cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng, đồng chí Đặng Việt Châu đã thể hiện phẩm chất của một nhà lãnh đạo có bản lĩnh vững vàng, tấm gương sáng của người Đảng viên trung kiên.


Ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn đó, đồng chí Đặng Việt Châu đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.


KHÁNH HUYỀN


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Phóng sự Điều tra xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom