Đăng sớm - hướng dẫn phật tử thiện lành đi lễ chùa đầu năm mới

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
312
Xu
17,260
VẤN ĐỀ ĐI LỄ CHÙA
Tham luận trụ trì chùa Bề Đề Cổ Tự
595
1- Phật có ngự ở chùa?
Khi bạn mang tâm tỉnh thức tới chùa thì Phật có ở chùa, còn ko thì bạn đang bỏ Phật để đến chùa đấy.
À, ở chùa thì có nhiều tượng được gọi là tượng Phật, còn tượng đó có phải của Phật và giống Phật thật ko thì chắc chỉ có mỗi Phật và chư Thánh chúng biết, còn ta có thấy giống hay ko lại phụ thuộc vào mức độ tâm tỉnh thức của mỗi người. Và mức độ tâm tỉnh thức đó có cao hay ko thì lại phụ thuộc vào việc ta Văn- Tư- Tu lời của Phật dạy đến đâu, chứ lại ko phụ thuộc vào việc ta có hay đến chùa lễ lạy xì xụp hăng say, tụng kinh gõ mõ ầm ầm như một con vẹt hay ko.
Khi ta bắt đầu thực hành và nuôi dưỡng tâm tỉnh thức đó một cách đúng đắn rồi thì đức Phật và các vị Bồ tát sẽ luôn ở quanh ta, mầu nhiệm và diệu kì, gần gũi và thân thuộc như chính hơi thở của ta vậy.

2- Đến chùa để cầu bình an và sức khỏe?
Ta sẽ có được bình an từ Phật nếu ta thực hành những lời Phật dạy một cách đúng đắn ngay từ những suy nghĩ và hành động nhỏ nhất của ta vậy, sự bình an có được đó nó sẽ hiện hữu trong ta một cách bền vững và ngày càng lớn mạnh mà ko gì có thể xung phá hay cướp đi được. Còn ko thì Phật có cả biển bình an ta cũng chẳng thể động đến được một giọt.
Ta sẽ có được sức khỏe từ Phật nếu ta thực hành đúng đắn những lời dạy của Phật về sự nuôi dưỡng và rèn luyện thân tâm một cách tích cực bền bỉ, chăm chỉ và thường xuyên. Còn ko thì Phật có thần thông quảng đại đến mấy cũng ko thể ban phát sức khỏe cho một cơ thể lười nhác, hư nhược, bê tha, cẩu thả và tràn đầy các nguy cơ bệnh tật được.

3- Đến chùa cầu tài lộc bằng cách dâng cúng lễ mặn (lễ có rượu thịt) ở ban đức Chúa Ông?
Đức Chúa Ông mà dân gian hay gọi đó chính là ngài cư sĩ (Phật tử tại gia, khác với tu sĩ là Phật tử xuất gia) trưởng giả cấp cô độc Tu Đạt Đa. Trước khi quy y Phật ông là một triệu phú, sau khi quy y Phật ông trở thành một tỉ phú nhờ trí tuệ mà ông học hỏi được từ lời Phật dạy để ứng dụng trong việc kinh doanh làm ăn của mình. Ông luôn cứu giúp những mảnh đời bất hạnh cô độc bằng cách tạo công ăn việc làm và giúp đỡ họ trong việc học tập phát triển các nghề nghiệp khác nhau nên ông được mệnh danh là Trưởng giả Cấp cô độc là vì lẽ đó.
Có thể nói ông là một điển mẫu trong hàng cư sĩ để cho chúng Phật tử tại gia noi theo trong việc phụng sự xã hội và chính pháp. Muốn được như ổng thì các vị hãy lấy ổng làm gương mà học tập và hành động như ông ấy chứ ko phải lễ lạy cầu xin ổng ban cho tiền vàng bạc vạn nhá hehe. Và thật là khôi hài là gần như tất cả những người lễ lạy cầu xin trước ban thờ của ổng đều chẳng biết cái quái gì về ông và cuộc đời của ông cả.
Và ông là một cư sĩ mà trong giới luật đối với một cư sĩ là cấm uống rượu và sát sinh thì cái hành động cúng lễ rượu thịt cho ổng liệu có hợp nhẽ? Hỏi có nghĩa là đã trả lời.

4- Đến chùa lễ Phật thì càng quỳ lạy nhiều và các kiểu thì càng tốt có phỏng?
Vào thời Phật thì có 3 hành động biểu hiện sự tôn kính với đức Phật khi diện kiến Người mà mọi người hay làm đó là:
  • Đi nhiễu vòng quanh đức Phật trong im lặng.
  • Ko ngồi trực diện trước mặt đức Phật mà ngồi hơi lệch chéo sang hai bên.
  • Khi có điều gì muốn thưa hỏi thì tiến tới trước đức Phật ngồi quỳ lên chân phải và trịch áo bày vai hữu.(ý nghĩa như thế nào thì các vị có thể gặp giáo sư hú gồ nhé).
Còn mấy cái trò quỳ bái lễ lạy hùng hục và các kiểu về sau này thì đều do các thế hệ sau nghĩ ra tùy từng vùng miền khác nhau nhưng đều ko nằm ngoài mục đích biểu hiện sự tôn kính với Tam bảo. Tóm lại là quỳ bái lễ lạy làm sao để ko ảnh hưởng tới sức khỏe là được, ko cẩn thận một thời gian sau khi quỳ lạy lễ bái liên tục lại bị viêm cơ xương khớp, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm... thì chắc là chư Phật sẽ ko thấy vui lắm đâu.

5- Phụ nữ đến ngày hành kinh thì có được đi lễ chùa ko?
Vẫn được đi như thường nhé, đó là chuyện rất là bình thường của con người như bao nhiêu chuyện khác thôi. Chỉ có điều nên ăn uống cho đầy đủ và tránh những động tác lễ lạy quỳ bái ko thích hợp khi vào những ngày đấy, nếu chùa ở nơi cao và hiểm trở thì cũng ko nên cố leo trèo lên làm để tránh những tác động ko tốt tới sức khỏe mà thôi.

6- Đạo Phật có phải chỉ phù hợp với đàn bà và các bà đến tuổi sồn sồn có phỏng?
Đây là một sự ngộ nhận sai lầm và khá là phổ biến ở xứ này. Đạo Phật mới đầu chỉ để dành cho các bậc đại trượng phu là chủ yếu nhé, mãi về sau tôn giả Anan (chính là Đức Thánh Hiền mà các chùa hay có ban thờ bên phải đối xứng với ban thờ Đức Chúa Ông trong gian thượng điện của các chùa ấy) cầu xin với đức Phật mãi thì Người mới cho nữ giới được xuất gia làm tu sĩ, còn trước đó nữ giới chỉ được quy y làm cư sĩ Phật tử tại gia mà thôi.
Những kiến thức về tu thân- tích đức- tề gia- trị quốc- bình thiên hạ dành cho người tại gia (vẫn còn là phàm phu ở đời) đức Phật đều dạy hết; cực hay, cực bổ ích và chưa bao giờ lỗi thời cả. Ta có thể dễ dàng tìm được các điều đó qua các bài kinh: Quốc gia cường thịnh, Thiện Sinh, Hiền Nhân, Nền tảng đức tin (Kalama), Pháp cú...

7- Lễ chùa thì có được đốt vàng mã và làm các kiểu cúng lễ giải hạn, cầu may mắn phước lành, tài lộc.. hay ko?
Câu trả lời hiển nhiên là KHÔNG rồi vì tất cả những điều đó hoàn toàn trái với lời Phật dạy, thậm chí có những cái còn nằm trong giới cấm của đạo Phật luôn vì nó hoàn toàn ko có tác dụng nuôi dưỡng chính mệnh và tạo ra chính nghiệp, nó dễ khiến cho con người bị cuốn vào sự mê tín vô minh chuốc lấy những khổ đau ko đáng có ở cuộc đời.

8- Đi lễ chùa và hay đi lễ chùa là ko được mong cầu làm giàu và phải buông bỏ đủ các thứ liên quan tới phước báu thế gian hay ko?
Câu trả lời cũng hiển nhiên là KHÔNG rồi, đây là một sự ngộ nhận khá là phổ biến của rất nhiều người về đạo Phật ở xứ này.
Việc buông bỏ đủ các kiểu đó chỉ dành cho hàng tu sĩ thôi, tức là những người cạo đầu xuất gia tu hành. Còn cư sĩ tại gia (chỉ thọ tam quy ngũ giới và vẫn có cuộc sống gia đình và làm ăn như bình thường) thì đức Phật còn khuyến khích làm giàu và xây dựng gia đình hạnh phúc tốt đẹp là khác ấy chứ. Miễn sao những hành động đó ko vi phạm luật pháp và những nguyên tắc đạo đức cơ bản, càng mang lại lợi ích và hạnh phúc cho số đông càng tốt.
Tránh xa những ngành nghề tà bậy và tổn phước như: cướp giết hiếp, buôn bán hàng quốc cấm và các chất gây nghiện, cúng bái bói toán, đồng cốt buôn thần bán thánh...

9- Đi lễ chùa là cứ phải niệm Nam Mô Adida Phật?
Thời xưa đức Phật có dạy phương pháp Lục niệm:

a) Niệm Phật là niệm mười danh hiệu mà thế gian vì sự tôn kính đã đặt cho đức Phật: Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. (ý nghĩa từng danh hiệu thế nào thì mời tự gúc nhá)

b) Niệm Pháp: ghi nhớ và thực hành những lời Phật dạy sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân giúp tăng trưởng trí tuệ và phước báu hiện tại.

c) Niệm Tăng: Tưởng nhớ và biết ơn những người đã xả bỏ ngũ dục thế gian để xuất gia tu hành truyền thừa và phổ biến Phật Pháp.

d) Niệm Chư Thiên: thể hiện sự cố gắng nỗ lực phấn đấu hướng tới những sự sống và xã hội mà phước báu ngày càng lớn hơn loài người và hiện tại.

e) Niệm giới đức: Luôn ghi nhớ và giữ gìn những giới quy mà mình đã thọ trì để xây dựng cuộc sống và xã hội ngày càng tích cực tốt đẹp hơn.

f) Niệm công đức: Luôn nhắc nhở bản thân tạo ra những giátrị tích cực lợi mình, lợi người và mang lại hạnh phúc lợi lạc cho số đông bằng những phương pháp đúng đắn thiết thực nhất.

Còn câu niệm Adida Phật là mang tính chất tông phái cục bộ mãi về sau này mới ra đời khi đạo Phật bắt đầu phân chia tông phái. Câu đó có nghĩa là Nam mô Vô lượng quang Phật, ánh sáng trong đạo Phật ko phải biểu hiện cho thần quyền hay các phép mầu nhiệm vô căn cứ mà là biểu hiện cho sức mạnh của trí tuệ, từ bi và hành động. Nếu ai niệm câu đó mà ko ý thức và thực hành được những điều đó thì nó ko có ý nghĩa hay tác dụng gì cả.

10- Đi lễ chùa là cứ phải "ăn chay tụng kinh gõ mõ" có phỏng?
Người kính phật không bắt buộc phải ăn chay. Nếu có thời gian thì cứ tụng kinh gõ mõ cho vui nhưng phải hiểu được những gì mình đang tụng và tụng đọc những bài kinh phù hợp với bản thân là cư sĩ tại gia của mình. Chứ ko phải đọc tụng mấy bài kinh phiên âm hán việt như một con vẹt mà chẳng hiểu cái gì.

Những bài kinh có tính ứng dụng rất cao trong đời sống xã hội như: Kinh 7 loại vợ, Kinh nền tảng đức tin, Kinh nền tảng đạo đức xã hội...Chúng ta có thể tìm qua Google với từ khóa " KINH PHẬT CHO NGƯỜI TẠI GIA".

Và xin lưu ý cho là đức Phật ko bao giờ khuyến khích hàng cư sĩ tại gia trốn tránh thực tại cuộc sống và từ bỏ hay buông lơi những trách nhiệm mà họ đang gánh vác đâu nhé. Đức Phật chỉ giúp cho họ làm tốt lên thêm những điều đó thôi nếu họ thực sự có duyên và thực hành lời Phật dạy một cách đúng đắn.
 
mô phẹc, tao đang nghiên cứu phật pháp mà mấy nghi lễ thường lại xem nhẹ, nhiều khi gặp thầy éo biết lễ bái kiểu gì :((
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom