Đám cưới và những 'hủ tục thời hiện đại'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Là ngày trọng đại nhưng từ cách mời cho đến người được mời đều có những bất cập.


Đám cưới nhằm mục đích tạo ra sự gắn bó lâu dài vì vậy không thể bỏ qua về hình thức. Dù lớn hay nhỏ, tiệc cưới phải thể hiện được sự nghiêm túc, được pháp luật chứng kiến và người thân thừa nhận.

Ngày xưa bày ra nhiều lễ với mục đích là để có thời gian dò xét tình ý đôi bên. Trong hoàn cảnh gia đình không khá giả, thời gian ấy còn mang ý nghĩa chờ dành dụm, tiết kiệm để có sở phí cho buổi lễ và tạo chút vốn cho vợ chồng tương lai.

Ngày nay, cuộc sống thay đổi đám cưới đã đơn giản đi hơn trước rất nhiều. Nếu như ngày xưa, trong xóm có đám cưới là mọi người xôn xao tất bật chuẩn bị, có nhiều khi là cả tuần trước khi hôn lễ.

Ngày nay hầu hết đã có lãnh khoán dịch vụ từ in ấn thiệp mời, đãi tiệc, xe hoa, trang điểm cô dâu... Lựa chọn ngày giờ để cử hành hôn lễ cũng không khắc khe như trước, thường là ngày nghỉ lễ, thứ bảy hoặc chủ nhật để mọi người có thể tề tựu đông đủ, cùng tham dự.

Ở vùng quê thường chọn những ngày nông nhàn, dịp gần Tết, thời tiết tốt, ai nấy sẵn có thu nhập cuối năm. Khách dự tiệc cưới ngày nay cũng phong phú hơn nhiều. Nếu trước đây, có nhiều khi chỉ báo tin là đám cưới thì người nhận được thiệp hiểu rằng đó là lễ cưới theo nghi thức tại nhà, riêng tư, không mời khách lạ.

Chỉ khi nào có một tấm thiệp nhỏ kèm theo mời dự tiệc với thời gian, địa điểm cụ thể thì người nhận được hiểu rằng mình được mời đi dự tiệc cưới. Ngày nay, hầu như mọi đám cưới đều mời khách dự tiệc. Những gia đình tổ chức tiệc cưới đều đã ước lượng được số lượng khách mời để cân đối số bàn, tính toán tài chính cẩn thận.

Đi dự tiệc cưới ngày nay, cũng có những chuyện đáng nói. Trong thiệp ghi rõ mời "ông bà", "anh chị" hoặc "anh", "bạn" là hiểu được rằng đã có sự sắp xếp chỗ ngồi. Tuy nhiên có nhiều khi thiệp chỉ mời "ông bà" nhưng ông bà lại dắt theo cháu.

Chẳng lẽ để trẻ con đứng mà ăn, đành phải dành riêng ghế cho cháu. Có một số gia đình chuẩn bị thêm một hoặc hay bàn cho các cháu nhỏ nhưng hiện nay rất ít bởi nếu đặt bàn tại nhà hàng thì một bàn tiệc thêm chi phí không nhỏ.

Ở một góc độ khác, có nhiều gia đình mời khách vô tội vạ và dẫn đến trường hợp là khách không đi và tình trạng thừa bàn tiệc là điều tất nhiên. Việc tiếp đãi tại đám cưới rất quan trọng thể hiện tính trang trọng và lòng hiếu khách của gia chủ.

Người tiếp khách của hai họ phải bặt thiệp, phân biệt ai là khách của nhà trai, ai là khách của nhà gái để mời vào đúng vị trí. Có nhiều đám cưới đến dự tiệc mà hầu hết khách ngồi chung bàn là những người mới gặp nhau lần đầu.

Những bàn tiệc như thế thật lạc lõng trong không khí trọng đại của ngày cưới. Để tránh tình trạng này, nhiều gia đình viết sẵn những tấm giấy cứng để trên bàn tiệc ghi bàn dành cho ai để khách dễ dàng ngồi đúng vị trí của mình và không khí được vui tươi hơn trong lúc dự tiệc.

Trước đây việc "đi tiền", tặng quà trong đám cưới được thực hiện khi cô dâu và chú rể được một người trong họ tộc đưa đến từng bàn để giới thiệu và đại diện trong bàn sẽ đứng lên chúc mừng sau đó mọi người sẽ để bao thư tiền mừng lên khai trầu rượu.

Ngày nay, mọi thứ đơn giản hơn nhiều chỉ cần để thiệp mừng vào chiếc thùng nhỏ ngay cổng, sau đó được đính một cành hoa vải lên ngực như là dấu xác nhận là có thể ung dung đến bàn ngồi dự tiệc cho đến khi xong thì về.

Xã hội thay đổi, đám cưới cũng thay đổi dần theo thời gian với tính chất đơn giản và phù hợp với lối sống công nghiệp hiện nay.

Nhưng nói gì thì nói những gì thuộc về bản sắc dân tộc mà không ảnh hưởng đến tâm lý chung của mọi người thì cần được gìn giữ và bảo tồn để không mai một với những người trẻ thế hệ hiện nay.

Lê Tấn Thời

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom