Đắk Glong nỗ lực giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Phóng viên (PV): Thực hiện Chương trình 1719, Đắk Glong đã đạt được những kết quả cụ thể nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Nam Thuần: Huyện Đắk Glong có tổng diện tích tự nhiên hơn 144.807ha, với 7 đơn vị hành chính cấp xã, 61 thôn, bon, buôn; giữ vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh; đồng bào DTTS chiếm 58,86%, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 13,44%; hộ cận nghèo còn 10,02%. Đắk Glong là một trong những huyện nghèo của cả nước.


 
Thời gian qua, huyện đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện 10/10 dự án thuộc Chương trình 1719 và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, cụ thể: Huyện luôn chủ động, tích cực giải ngân nguồn vốn; đã hỗ trợ đất ở cho 32 hộ, xây nhà ở cho 58 hộ, cấp nước sinh hoạt cho 155 hộ; đầu tư xây dựng 24 công trình (gồm đường giao thông, trường, lớp học, nhà văn hóa xã, hệ thống kênh mương thủy lợi). Hỗ trợ hộ nghèo DTTS triển khai 33 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng, với 364 thành viên tham gia; mở 37 lớp xóa mù chữ, 6 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào DTTS, 2 lớp truyền dạy văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ. Thành lập 37 mô hình tổ truyền thông cộng đồng, 6 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi về bình đẳng giới”, tổ chức 64 lớp tuyên truyền, tập huấn triển khai nội dung các dự án của Chương trình 1719...


 
PV: Thưa đồng chí, quá trình thực hiện Chương trình 1719 cũng như trong hành trình giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS, các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn đã tham gia, đóng góp ra sao?


Đồng chí Trần Nam Thuần: Các đơn vị Quân đội, như: Trung đoàn 994 (Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông), Đoàn Kinh tế-Quốc phòng Quảng Sơn (Công ty TNHH MTV Cà phê 15) đứng chân tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong tham gia các chương trình, mục tiêu quốc gia; triển khai nhiều mô hình, cách làm hay với phương pháp “cầm tay chỉ việc”, tận tâm, tỉ mỉ hướng dẫn người dân các kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Điển hình như: Mô hình “LLVT Đắk Glong chung tay xóa nghèo bền vững” tại xã Đắk Plao, giúp 10 hộ dân thoát nghèo từ nuôi dê sinh sản; mô hình “Nâng bước em tới trường”, mô hình “Bố đỡ đầu”... hỗ trợ các em nhỏ với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng. Trung đoàn 994 giúp giảm nghèo cho 3 hộ thông qua mô hình “Thắp sáng ước mơ”, trị giá 103 triệu đồng. Đoàn Kinh tế-Quốc phòng Quảng Sơn hỗ trợ 247 hộ, trong đó có 231 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo triển khai 5 mô hình chăn nuôi bò, dê, lợn và cưa ghép cải tạo cà phê già cỗi, trồng cây dược liệu trong nhà lưới tại các xã: Quảng Sơn, Quảng Hòa, Đắk R’măng... Sự chung tay của các đơn vị Quân đội đã góp phần cùng địa phương giảm 5-7% hộ nghèo mỗi năm, trong đó vùng đồng bào DTTS giảm 6%. Riêng năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 12,24%, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ giảm 21,16%.


PV: Hướng đến mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo, thời gian tới, huyện Đắk Glong tập trung thực hiện những giải pháp nào, thưa đồng chí?


Đồng chí Trần Nam Thuần: Thời gian tới, huyện Đắk Glong tập trung giải quyết các vấn đề chính sau: Giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn khoảng 6,99%, đạt được mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo, đặc biệt khó khăn trước năm 2025; giảm tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu có 3 xã, gồm: Đắk Ha, Quảng Sơn, Đắk Som ra khỏi xã đặc biệt khó khăn, xây dựng xã Đắk Ha đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2024, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt hơn 40 triệu đồng.


 
Về giải pháp, chúng tôi xác định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững. Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy Đắk Nông, Huyện ủy Đắk Glong về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Huy động tối đa nguồn lực đầu tư hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác giảm nghèo nhanh, bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập. Triển khai thực hiện các chương trình, chính sách xã hội một cách đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm; hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng và thời hạn thụ hưởng, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận chính sách, vươn lên thoát nghèo trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.


PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


KIỀU BÌNH ĐỊNH (thực hiện)


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom