Ngày 4-6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đặng Quốc Khánh về các giải pháp để hồi sinh các dòng sông "chết" do ô nhiễm môi trường, trong đó có hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT. Ảnh: Quochoi.vn
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết trong Luật Tài nguyên nước đã quy định các nội dung liên quan đến việc hồi sinh các dòng sông "chết". Theo Bộ trưởng, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu đang ô nhiễm nặng.
Các dòng sông này thời gian qua các địa phương cùng với Bộ TN-MT đã tích cực cải tạo, khắc phục ô nhiễm nhưng chưa cải thiện. Bởi theo Bộ trưởng, việc kiểm soát nguồn xả thải ra các dòng sông còn bất cập.
Đối với các khu công nghiệp, ông Đặng Quốc Khánh cho biết kiểm soát nguồn thải đã được triển khai với tiêu chuẩn cao, tuy nhiên các cụm công nghiệp, làng nghề thì còn bất cập. "Các cụm công nghiệp, làng nghề chưa xử lý được nước thải. Chúng ta đã đề cập đến nhiều về nước thải ở các làng nghề, song việc xử lý còn khó khăn do nguồn lực đầu tư hệ thống thu gom, xử lý còn hạn chế"- Bộ trưởng Bộ TN-MT nhìn nhận.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ngày 4-6. Ảnh: Quochoi.vn
Bên cạnh đó, ông Đặng Quốc Khánh cũng nêu thực tế, các đô thị lớn như Hà Nội mỗi ngày xả thải vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên 260 m3; 65% nước xả vào sông Nhuệ - sông Đáy là nước thải sinh hoạt, chưa được xử lý.
Bộ trưởng Bộ TN-MT cũng thông tin, Hà Nội hiện đang quy hoạch, xây dựng một số nhà máy xử lý nước thải lớn ở các huyện như Gia Lâm, Long Biên... Từ việc này, Bộ trưởng cho rằng các địa phương cần chung tay đầu tư các hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, trước khi thải ra các dòng sông. Bên cạnh đó, cần tạo dòng chảy tự nhiên cho các dòng sông để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhấn mạnh nguồn lực để hồi sinh các dòng sông "chết" là rất lớn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị ở giai đoạn tới, cấp có thẩm quyền cần ưu, quan tâm đến nhiệm vụ này để bố trí nguồn lực phù hợp.
Cũng theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, khi Luật Tài nguyên nước sửa đổi có hiệu lực từ 1-7, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ đề xuất với Thủ tướng thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông để gắn trách nhiệm chung của các tỉnh, các bộ ngành.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
Xem tiếp...
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT. Ảnh: Quochoi.vn
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết trong Luật Tài nguyên nước đã quy định các nội dung liên quan đến việc hồi sinh các dòng sông "chết". Theo Bộ trưởng, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu đang ô nhiễm nặng.
Các dòng sông này thời gian qua các địa phương cùng với Bộ TN-MT đã tích cực cải tạo, khắc phục ô nhiễm nhưng chưa cải thiện. Bởi theo Bộ trưởng, việc kiểm soát nguồn xả thải ra các dòng sông còn bất cập.
Đối với các khu công nghiệp, ông Đặng Quốc Khánh cho biết kiểm soát nguồn thải đã được triển khai với tiêu chuẩn cao, tuy nhiên các cụm công nghiệp, làng nghề thì còn bất cập. "Các cụm công nghiệp, làng nghề chưa xử lý được nước thải. Chúng ta đã đề cập đến nhiều về nước thải ở các làng nghề, song việc xử lý còn khó khăn do nguồn lực đầu tư hệ thống thu gom, xử lý còn hạn chế"- Bộ trưởng Bộ TN-MT nhìn nhận.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ngày 4-6. Ảnh: Quochoi.vn
Bên cạnh đó, ông Đặng Quốc Khánh cũng nêu thực tế, các đô thị lớn như Hà Nội mỗi ngày xả thải vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên 260 m3; 65% nước xả vào sông Nhuệ - sông Đáy là nước thải sinh hoạt, chưa được xử lý.
Bộ trưởng Bộ TN-MT cũng thông tin, Hà Nội hiện đang quy hoạch, xây dựng một số nhà máy xử lý nước thải lớn ở các huyện như Gia Lâm, Long Biên... Từ việc này, Bộ trưởng cho rằng các địa phương cần chung tay đầu tư các hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, trước khi thải ra các dòng sông. Bên cạnh đó, cần tạo dòng chảy tự nhiên cho các dòng sông để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nhấn mạnh nguồn lực để hồi sinh các dòng sông "chết" là rất lớn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị ở giai đoạn tới, cấp có thẩm quyền cần ưu, quan tâm đến nhiệm vụ này để bố trí nguồn lực phù hợp.
Cũng theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, khi Luật Tài nguyên nước sửa đổi có hiệu lực từ 1-7, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ đề xuất với Thủ tướng thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông để gắn trách nhiệm chung của các tỉnh, các bộ ngành.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
Xem tiếp...