Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Công thương: Các phiên livestream trăm tỷ "gây hoang mang" là thật hay ảo?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
331
Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Công thương: Các phiên livestream trăm tỷ gây hoang mang là thật hay ảo?- Ảnh 1.


Ông Đỗ Chí Nghĩa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên. Ảnh: VTV.


Chiều 4/6, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trả lời chất vấn tại Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương. Đây là nhóm vấn đề thứ 2 được Quốc hội chất vấn tại kỳ họp lần này, bao gồm nội dung về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT).

Liên quan đến nội dung này, ông Đỗ Chí Nghĩa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho biết thời gian qua, mạng xã hội xôn xao vì những phiên livestream bán hàng trên các nền tảng trực tuyến, doanh thu có thể lên đến trăm tỷ đồng một ngày.

"Xin hỏi Bộ trưởng rằng thông tin đó đúng hay không, và với hình thức TMĐT đó phải làm thế nào để quản lý chất lượng sản phẩm? Thứ hai là giá bán các sản phẩm qua TMĐT lại thấp hơn nhiều so với giá bán buôn cho đại lý, gây bất ổn thị trường. Các cơ quan quản lý nhận định vấn đề như thế nào, hướng xử lý ra sao, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm nào trên thế giới để xử lý triệt để vấn đề này?", Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa nêu vấn đề.

Phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên sau đó không sát với câu hỏi, nên Đại biểu Nghĩa đã xin tranh luận và nhắc lại vấn đề một lần nữa, trực tiếp đề cập đến nền tảng TikTok. Theo Đại biểu của Phú Yên, việc giá bán trong các phiên live quá rẻ đang "gây bất ổn, hoang mang trên thị trường về hàng thật hàng giả".

Ông cũng chỉ ra rằng biện pháp quản lý các sàn TMĐT như Bộ đề cập tương đối dễ vì đã có định danh, nhưng việc livestream bán hàng của các cá nhân mới là vấn đề đáng lo.

"Nếu đi theo giải pháp xóa các trang đó như Bộ trưởng trình bày trong báo cáo, họ có thể lập trang mới rất dễ dàng. Chúng ta cứ đuổi theo như vậy thì làm sao có thể giải quyết dứt điểm? Cảm giác nếu không xử lý đúng hướng, các cơ quan quản lý sẽ hết sức vất vả, luôn đuổi theo như một ma hồn trận, trong khi người tiêu dùng lãnh đủ, cơ quan thuế thì thất thu.

Tôi muốn Bộ trưởng trả lời thẳng vào câu hỏi là đối với các phiên livestream đó thì Bộ có biết không, và đấy là thật hay ảo? Việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp này như thế nào?
", Đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

Đáp lại lần này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết "phải kết hợp giữa các lực lượng chức năng, rà soát lại quy định pháp luật, làm tốt công tác truyền thông để người tiêu dùng nhận thức và tránh được hiện tượng như vậy".

Trả lời câu hỏi từ các đại biểu khác, Bộ trưởng Công thương thừa nhận việc quản lý hoạt động bán hàng trên môi trường TMĐT nói chung, cũng như livestream bán hàng nói riêng, thực sự khó khăn. Theo ông, trách nhiệm quản lý không chỉ của ngành công thương mà còn thuộc về nhiều ngành khác. Tuy nhiên, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra, kiểm soát và xử lý những hành vi sai phạm, chống thất thu thuế trong môi trường TMĐT.

Theo Bộ trưởng, vì hoạt động này "biến hóa khôn lường" nên các quy định pháp luật phải tiếp tục được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Công thương: Các phiên livestream trăm tỷ gây hoang mang là thật hay ảo?- Ảnh 2.


Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 4/6. Ảnh: VGP/LS


Đối với người dùng mạng xã hội, những phiên livestream bán hàng đem về doanh số "khủng" không còn xa lạ. Nếu trước đây những phiên live thu về khoảng 10 tỷ đồng đã khiến nhiều người chú ý, thì giờ đây con số kỷ lục được công khai đã lên tới 100 tỷ đồng.

Sở hữu kỷ lục này là vợ chồng Nguyễn Lan Anh và Lã Quốc Quyền - chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily. Trước phiên live kéo dài 17 tiếng thu về 100 tỷ đồng, hai vợ chồng này cũng từng "gây choáng váng" với phiên live 75 tỷ. Mới đây nhất, gia đình Quyền Leo Daily đã tuyên bố mục tiêu doanh thu 150 tỷ đồng cho phiên live ngày 5/6 trên TikTok.

Gia đình này từng chia sẻ rằng thành công trong các phiên live là nhờ 4 bên: TikTok Shop, nhãn hàng, chủ kênh TikTok và khách hàng. TikTok Shop ra nhiều voucher cho phiên live để thu hút khách hàng, người dùng mới. Nhãn hàng bán trong phiên live chấp nhận lợi nhuận rất thấp hoặc không có, để đổi lấy hiệu quả truyền thông rất lớn so với quảng cáo trên các nền tảng khác.

Minh Anh

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom