Cuộc khủng hoảng đáng báo động

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo báo cáo, giảm được một nửa số thực phẩm bị lãng phí hiện nay sẽ chấm dứt tình cảnh thiếu lương thực đối với 153 triệu người trên toàn cầu. Điều này cũng đồng nghĩa tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm ở các nước thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập trung bình cao sẽ lần lượt tăng 10%, 6% và 4%. Không những vậy, lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp có thể được cắt giảm 4%.

Báo cáo được OECD và FAO công bố trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến một nghịch lý. Đó là mỗi năm có vô số thực phẩm bị lãng phí, xảy ra từ quá trình sản xuất, lưu trữ cho đến phân phối và tiêu thụ, cho dù vẫn còn hàng trăm triệu người đang sống trong cảnh đói ăn triền miên và nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu gia tăng do ảnh hưởng của xung đột, dịch bệnh, thiên tai, lạm phát...


 
Theo FAO, có tới 1/3 số lương thực sản xuất cho con người bị lãng phí trên phạm vi toàn cầu. Tân Hoa xã dẫn báo cáo hồi tháng 3-2024 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) gọi lãng phí thực phẩm là "cuộc khủng hoảng đáng báo động", làm xói mòn các nỗ lực chống đói nghèo và giảm ô nhiễm môi trường trong một thế giới có 783 triệu người thiếu ăn mỗi năm và 150 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng mãn tính. “Lãng phí thực phẩm là một bi kịch toàn cầu. Đây không chỉ là một vấn đề lớn đối với sự phát triển toàn cầu. Tác động của sự lãng phí này đang gây ra tổn thất đáng kể cho khí hậu và thiên nhiên”, Tân Hoa xã dẫn lời Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen.


Trong khi báo cáo công bố năm 2021 của UNEP ghi nhận thế giới đã lãng phí 931 triệu tấn thực phẩm trong năm 2019, báo cáo năm nay cho biết con số này đã tăng lên 1,05 tỷ tấn, chiếm gần 1/5 số thực phẩm được sản xuất trong năm 2022, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1.000 tỷ USD. Các hộ gia đình chịu trách nhiệm về 60% trong số 1,05 tỷ tấn thực phẩm bị lãng phí, còn lại là các cơ sở phân phối, kinh doanh.


Tính trung bình thì trong năm 2022, các hộ gia đình trên thế giới đã vứt bỏ 1 tỷ bữa ăn/ngày, mỗi cá nhân bỏ phí 79kg thực phẩm. Không giống như nhiều người vẫn lầm tưởng rằng lãng phí thực phẩm chủ yếu là "một hiện tượng ở thế giới giàu có", UNEP khẳng định số thực phẩm bị vứt bỏ lãng phí ở các nước thu nhập cao và trung bình chỉ chênh lệch 7kg tính theo đầu người/năm. Báo cáo cũng khẳng định lãng phí thực phẩm tác động tiêu cực đến khí hậu, gây ra 8-10% lượng phát thải khí nhà kính hằng năm trên toàn cầu, gấp 5 lần mức phát thải của ngành hàng không.


Từ năm 2015, Liên hợp quốc đã xác định cắt giảm 1/2 số thực phẩm bị lãng phí là một phần trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Vài năm sau đó, ngày 29-9 cũng đã được Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm hằng năm. Thế nhưng, các số liệu được đề cập cụ thể ở trên đã phơi bày một thực tế, như đánh giá của UNEP, đó là cho đến nay, thế giới "đạt được rất ít tiến triển" về mục tiêu cắt giảm lãng phí thực phẩm.


Lãng phí thực phẩm rõ ràng là vấn đề lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững. Giải quyết bài toán này đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan, từ chính phủ đến doanh nghiệp, cộng đồng, các nhà khoa học và từng cá nhân.


"Tất nhiên là để giải quyết thì cần có nỗ lực tập thể thực sự bởi vì lãng phí thực phẩm, xét về một phương diện nào đó, chính là biểu hiện của một hệ thống lương thực không bền vững", trang mạng Africa News dẫn lời chuyên gia James Lomax của UNEP.


HOÀNG VŨ


*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom