Cuộc hội ngộ sau 40 năm và hành trình phía trước

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Ông Thái Doãn Bốn, nguyên cán bộ lão thành tại huyện Tân Kỳ vẫn nhớ như in cuộc trở về đầy nước mắt của những “đứa con Vĩnh Linh”. Giọng run run, ông kể: Giai đoạn 1968-1972, gia đình ông nhận cưu mang một nhà 5 mẹ con người Vĩnh Linh ra xã Kỳ Sơn sơ tán.

“Người mẹ còn rất trẻ. Chồng chị là bộ đội đã hy sinh. Tôi nhớ khi đó, ba mẹ tôi quyết định nhận cả 5 người làm con cháu. Chúng tôi dựng một căn nhà trong khoảng vườn cho chị và các cháu ở”, ngồi bên cạnh, bà Thái Thị Dụng tiếp lời.

Sau khi tỉnh Quảng Trị được giải phóng, toàn bộ 5 người nhà chị Viện trở về Vĩnh Linh. Do khoảng cách và điều kiện khó khăn lúc bấy giờ, cả hai bên mất hoàn toàn liên lạc.

Tới năm 2011, khi đang làm việc tại Huyện ủy Tân Kỳ, ông Thái Văn Bốn bỗng thấy một cặp vợ chồng trung tuổi vào hỏi thăm.

- Chú có biết nhà ông Sửng ở Kỳ Sơn giờ chuyển đi mô không? – người phụ nữ cởi nón lá, lau mồ hôi trên mặt hỏi.

Thoáng ngẩn ra một lúc, ông Bốn giật mình bởi Sửng chính là tên cụ thân sinh ra mình. Nhìn kỹ lại, ông cũng thấy người trước mắt quen quen.

- Cụ Sửng là cha tôi. Cô hỏi mần chi? – Dù đã ngờ ngợ, nhưng ông Bốn vẫn hỏi kỹ theo phép lịch sự.

Cặp vợ chồng mắt đỏ hoe đáp: “Mấy chục năm trước, mẹ con cháu được nhà cụ Sửng cưu mang. Giờ vợ chồng cháu đi tìm lại mà không biết ông bà ở nơi mô?”

Đến lúc này, mọi nỗi nghi ngờ bỗng dưng bay biến. Ông Bốn ôm chầm lấy cặp vợ chồng, bật khóc: “Viện đó à con. Sao bao lâu nay không trở lại”.

Tối đó, căn nhà nhỏ của ông Bốn rộn tiếng cười. Mảnh nghĩa tình ngàn dặm trong phút chốc được nối liền lại, và càng đậm sâu hơn.


Ông Thái Khắc Quán, hàng xóm của ông Bốn góp vui bằng câu chuyện về một chuyến “trở về” khác. Đó là vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập làng Tân Tiến, xã Kỳ Tân mới đây, ông Quán đã vào tận Vĩnh Linh để mời bà con từng sơ tán tại Tân Tiến về dự lễ. Nhận lời, một đoàn 70 người đã ngược ra.

“Tổng cộng có 3 xe to, 1 xe nhỏ về làng. Chúng tôi thống nhất, ngày xưa ai ở nhà mô thì sẽ về nhà nớ. Trường hợp không còn tìm được ‘ba mệ nuôi’ thì mới bố trí ở chung. Nhìn ngôi làng 58 năm trước giờ trù phú, ai cũng mừng mừng tủi tủi”, ông Quán hào hứng.

Nói đoạn, ngay lập tức, ông rút chiếc đoạn thoại đã cũ mèm, lúi cúi bấm bấm số rồi gọi. Sau chừng vài hồi chuông, phía bên kia nhấc máy.

- Hoa hả. Vĩnh Ninh dạo ni nắng không con. Mệ con còn khỏe không? Có đi lại được không?...

Trong phút chốc, khoảng cách được kéo gần lại. Chỉ còn tiếng cười, những lời động viên, khích lệ của những người thân… không chung máu mủ.

Tại Vĩnh Linh, anh Trần Thanh Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Hồ Xá cũng là thế hệ “lũy thép, lũy hoa” được sinh ra trên quê mới Tân Kỳ. Từng có 3 lần về lại nơi chôn nhau, cắt rốn, dịp nào, anh cũng rưng rưng.

Có lẽ, mọi lời cám ơn đều không thể đủ để diễn tả tình cảm của người Vĩnh Linh dành cho người dân Tân Kỳ. Thời điểm tản cư ấy, họ không chỉ ‘chia nhà, san cửa’ mà đến củ khoai, củ sắn cũng bẻ nửa.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Hồ Xá Trần Thanh Dương

“Tôi từng được gia đình chú Sự cho ở nhờ. Họ là người dân tộc Thổ, tính tình hiền lành và tốt bụng lắm. Ngày tôi về, ông bà đã không còn nữa, nhưng 11 người con đều cùng gia đình đợi chờ tôi trở lại. Họ đã thịt 1 con lợn hơn 40 ký chỉ để mừng mẹ con tôi trở về Tân Kỳ”, anh Dương cười nói.

Phó Chủ tịch thị trấn Hồ Xá bảo: Có lẽ, mọi lời cám ơn đều không thể đủ để diễn tả tình cảm của người Vĩnh Linh dành cho người dân Tân Kỳ. Thời điểm tản cư ấy, họ không chỉ ‘chia nhà, san cửa’ mà đến củ khoai, củ sắn cũng bẻ nửa.

“Đến tận bây giờ, trở lại Tân Kỳ, chúng tôi không chào nhau bằng cách bắt tay, mà tất cả đều vỡ òa, ôm nhau khóc”, anh Dương xúc động khi kể lại hành trình trở về nơi mình sinh ra.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom