- Bài viết
- 772
- Xu
- 993
Trước đó Richard Douglas Fosbury, thường gọi là “Dick”, liên tục bị nhạo báng. Trong những năm sáu mươi các vận động viên nhảy cao thường chạy lấy đà, chân vọt lên, bụng úp xuống xà ngang. Fosbury cũng chỉ đạt thành tích trung bình với kỹ thuật nhảy cao kiểu này do đó anh hoàn toàn không hài lòng với kỹ thuật này. Vì thế trong khi tập anh tìm cách thử nghiệm các kiểu chạy, nhảy khác nhau và cuối cùng anh đã sáng tạo ra một kiểu nhảy cao hoàn toàn mới và trở thành người nổi tiếng khắp thế giới: Fosbury lấy đà chạy về phía xà ngang, tạo cua rồi xoay lưng băng qua xà ngang.
Hồi đó huấn luyện viên của anh là ông Bernie Wagner cũng không tin tưởng vào kỹ thuật mới của học trò mình, ông nói: “Cậu làm thế không ổn đâu, có lẽ cậu nên xin vào một rạp xiếc lắm khi lại hay hơn”. Ngay cả ông Payton Jordan, trưởng đoàn Olympia của Mỹ năm 1968 cũng tỏ ra băn khoăn lo lắng về cái kiểu nhảy cao không giống ai này, ông nói: “Nếu bọn trẻ con bắt chước Fosbury nhảy, thì có nguy cơ cả một thế hệ vận động viên nhảy cao sẽ bị xoá sổ, vì bọn chúng sẽ bị gẫy cổ cả lượt”. Nhưng cuối cùng cả Fosbury đạt kỷ lục Olympic về nhảy cao là 2,24 mét và được huy chương vàng. Kỹ thuật nhảy cao của anh được tất cả các vận động viên nhảy cao trên thế giới chấp nhận và noi theo.
Sau thắng lợi huy hoàng này một nữ phóng viên hỏi Fosbury về tên kiểu nhảy mới của anh là gì. Fosbury bỗng nghĩ đến tiêu đề trên một tờ báo là: “Fosbury flops over the bar” (Cú nhảy qua xà của Fosbury). Anh lấy tên kiểu nhảy này là “Fosbury-Flop”.
Video âm nhạc của câu chuyện trên.
Nguồn: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sang-tao-cong-nghe-va-ky-thuat-tai-olympic-2187/
|
Hồi đó huấn luyện viên của anh là ông Bernie Wagner cũng không tin tưởng vào kỹ thuật mới của học trò mình, ông nói: “Cậu làm thế không ổn đâu, có lẽ cậu nên xin vào một rạp xiếc lắm khi lại hay hơn”. Ngay cả ông Payton Jordan, trưởng đoàn Olympia của Mỹ năm 1968 cũng tỏ ra băn khoăn lo lắng về cái kiểu nhảy cao không giống ai này, ông nói: “Nếu bọn trẻ con bắt chước Fosbury nhảy, thì có nguy cơ cả một thế hệ vận động viên nhảy cao sẽ bị xoá sổ, vì bọn chúng sẽ bị gẫy cổ cả lượt”. Nhưng cuối cùng cả Fosbury đạt kỷ lục Olympic về nhảy cao là 2,24 mét và được huy chương vàng. Kỹ thuật nhảy cao của anh được tất cả các vận động viên nhảy cao trên thế giới chấp nhận và noi theo.
Sau thắng lợi huy hoàng này một nữ phóng viên hỏi Fosbury về tên kiểu nhảy mới của anh là gì. Fosbury bỗng nghĩ đến tiêu đề trên một tờ báo là: “Fosbury flops over the bar” (Cú nhảy qua xà của Fosbury). Anh lấy tên kiểu nhảy này là “Fosbury-Flop”.
Video âm nhạc của câu chuyện trên.
Nguồn: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sang-tao-cong-nghe-va-ky-thuat-tai-olympic-2187/
Sửa lần cuối: