Công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Theo Quyết định này, thành phố công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với các nghề: Sản xuất sản phẩm từ cốm phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực và đúc đồng Ngũ Xã, phường Trúc Bạch thuộc quận Ba Đình; Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Thành phố cũng công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” đối với làng nghề mộc Vạn An, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây. Những làng, phường được công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội,” “Nghề truyền thống Hà Nội” được Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng công nhận danh hiệu và hỗ trợ 6 triệu đồng.

Tổ chức quảng bá sản phẩm làng nghề của Thủ đô tại Điện Biên

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” từ ngày 9 đến 11/8/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Quy mô chương trình dự kiến khoảng 3.000 m2, gồm không gian trình diễn cho bảy nghệ nhân, làng nghề truyền thống; không gian quảng bá, trải nghiệm, trình diễn nghề của 17 làng nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống Hà Nội.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu 70 sản phẩm tiêu biểu của các làng nghề truyền thống qua các thời kỳ; năm đến bảy gian hàng tiêu chuẩn quảng bá du lịch Hà Nội; không gian trình diễn văn hóa-nghệ thuật truyền thống Hà Nội; không gian dàn dựng các mô hình, tiểu cảnh văn hóa, du lịch Hà Nội…

Đến năm 2033, 100% số xe buýt sử dụng năng lượng xanh


Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố thông qua Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố. Kế hoạch chuyển đổi phương tiện buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh đặt mục tiêu, đến năm 2030, tỷ lệ phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt từ 70-90% và đến năm 2033 đạt 100%.

Việc chuyển đổi đưa ra ba kịch bản tới năm 2033: Kịch bản 1: 100% xe buýt điện, tổng nguồn lực là 52.354 tỷ đồng; kịch bản 2: 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG, tổng nguồn lực là 47.003 tỷ đồng; kịch bản 3: 50% xe buýt điện; 50% xe buýt LNG/CNG, tổng nguồn lực là 43.940 tỷ đồng.

Ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức thẩm định cấp giấy phép môi trường, cấp đổi giấy phép môi trường, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường, cấp lại giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của thành phố theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng được ủy quyền công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, giấy phép môi trường lên Cổng thông tin điện tử, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; ban hành quyết định cử cán bộ, công chức hoặc thành lập đoàn kiểm tra thực tế công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở trong quá trình vận hành thử nghiệm.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom