Cổ trẻ nổi hạch có nguy hiểm?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Bé trai 7 tuổi, bị sốt, mệt, nổi hạch ở cổ hai ngày nay. Tôi hạ sốt, bé đỡ sốt nhưng hạch ở cổ chưa lặn.


Tình trạng này có nguy hiểm không, cần chăm sóc và điều trị thế nào? (Lê Hoài, TP HCM)

Trả lời:

Cổ là vị trí có nhiều hạch bạch huyết trên cơ thể người. Những hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, hoạt động như bộ lọc chất lỏng bạch huyết, gồm các tế bào lympho giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi khỏe mạnh, hạch có kích thước nhỏ hơn 1 cm, hình dạng như hạt đậu, có thể sờ thấy và di động khi chạm vào.

Nổi hạch cổ là tình trạng một hoặc một nhóm hạch lớn hơn 1 cm, có thể kèm theo triệu chứng khác như gây đau, khó nuốt, sốt, mệt mỏi... Đây thường là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp các vấn đề sức khỏe, như bệnh nhiễm trùng do virus (RSV, cúm, Adenovirus, sởi, thủy đậu...) hoặc vi khuẩn (Staphylococcus Aureus, Streptococcus nhóm B...).

Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này gồm dị ứng, chấn thương ở cổ hoặc các khu vực xung quanh. Nếu hạch sưng to kéo dài, không đau, tạo thành chùm, trẻ có thể nổi hạch do lao, thường là lao phổi. Một số trường hợp ít gặp, trẻ nổi hạch ở cổ lâu ngày liên quan đến các bệnh ung thư hạch, di căn của ung thư ở các cơ quan gần đó, u lympho ác tính không Hodgkin, bệnh Hodgkin... Do đó, bạn nên theo dõi tình trạng của con, khi có dấu hiệu bất thường cần đưa bé đến viện khám.

Với trường hợp nhẹ, bác sĩ hướng dẫn theo dõi và điều trị tại nhà. Phụ huynh cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định và theo dõi các biểu hiện để can thiệp sớm. Trường hợp hạch sưng to, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác, do các bệnh nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, rạch, dẫn lưu hạch, hóa trị, xạ trị...

nghĩa là cơ thể đang phải chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh nào đó, gây mệt mỏi nhiều hơn. Trẻ nên được nghỉ ngơi, cân bằng thời gian học tập, vui chơi giúp tinh thần thoải mái, tránh áp lực.

Phụ huynh tạo không gian thông thoáng, sạch sẽ, khử trùng thường xuyên, tránh để con dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác nhằm đảm bảo yếu tố vệ sinh, phòng ngừa nhiễm trùng. Trẻ uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ nhanh hồi phục sức khỏe. Cha mẹ cần khuyên bảo con không sờ, nắn hay tác động lực đến hạch.

BS.CKI Nguyễn Thanh Sơn Vũ
Chuyên khoa Ngoại nhi
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM


Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom