Thảo Luận Cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp theo Hiến Pháp 2013

Tây môn xuy tuyết

Nhi đồng
Bài viết
13
Xu
206
I. QUỐC HỘI
- Theo Điều 1 Luật tổ chức quốc hội, Đ69 Hiến Pháp 2013 thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất Việt Nam --> Không có một cơ quan nào được xếp cao hơn quốc hội hay ngang hàng với quốc hội mà quốc hội là cơ quan cao nhất. HP quy định như vậy vì VN theo nguyên tắc tập quyền XHCN.


- Các quốc gia tư bản đa số đều theo nguyên tắc phân chia quyền lực à Quyền lực đều thuộc về nhân dân cụ thể:
+ ND bầu nghị viện --> Lập pháp

+ ND bầy chính phủ --> Hành pháp

+ ND bầu Tòa án --> Tư pháp

- Trong cơ chế phân chia quyền lực các nhóm quyền lực kiểm soát chéo lẫn nhay vì thế trong cơ chế này Nghị Viện (Quốc Hội) không cao nhất mà chỉ xác định cân bằng, ngang hàng với 2 nhánh quyền lực còn lại --> Nghị viện có thể bị kiểm soát bởi 2 nhánh quyền lực còn lại: Nguyên thủ QG có quyền phủ quyết các đạo luật do Nghị Viện ban hành, giải tán nghị viện trước hạn, tòa án có quyền tuyên bố đạo luật do nghị viện ban hành vi hiến và không áp dụng.



- Như đã nói Việt Nam theo nguyên tắc tập quyền XHCN. Trong cơ chế này Chính phủ và Toàn án là cơ quan phái sinh từ Quốc Hội, do QH lập ra và trao lại quyền lực --> 2 nhánh quyền lực này không thể xếp nganh hàng với QH cụ thể:

+ ND bầu QH à trao cho QH cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, QH không có điều kiện thực hiện hết các quyền vì vậy:

QH lập chính phủ --> Hành pháp

QH lập tòa án --> Tư pháp

- Do đó trong cơ chế tập quyền XHCN không có chủ thể nào được phủ quyết luật, QH không bị giải tán trước hạn mà có thể kéo dài nhiệm kỳ, không ai có quyền tuyên bố luật của QH là vi hiến.

- Nước ta HP 1946 lại áp dụng tư tưởng phân quyền rõ nét thông qua cơ chế kiềm chế đối trọng CTN và Nghị Viện



*CƠ CẤU THÀNH PHẦN QH:

- 500 đại biểu (tối đa), có nam có nữ, đại diện 63 tỉnh thành và phải là hình ảnh thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam

- Từ những điều trên có thể thấy cơ cấu phải có sự tính toán sắp đặt khi bầu cử.

*QUYỀN LẬP PHÁP CỦA QH:

- Viêc xây dựng pháp luật gồm nhiều công đoạn, nhiều chủ thể tham gia: CP xây đề án --> các cấp đóng góp ý kiến --> UB chuyên môn thẩm tra à QH chỉ là cơ quan bỏ phiếu thông qua luật à Không thể nói QH là cơ quan duy nhất xây dựng pháp luật

- 95% dự án luật ở VN được viết bởi chính phủ với các bộ ngành là chủ yếu. <5% chia đều. Đại biểu quốc hội 0%.

- Từ thực tế như thế cũng có những ưu và nhược:

+ ưu: Cơ quan quản lý có chuyern môn, am hiểu --> đảm bảo tính chính xác về chuyên môn của đạo luật.

+ nhược: Dễ dẫn đến tình trạng cục bộ ngành, lợi ích nhóm. VD: Bộ viết, bộ xây à có khả năng vô hiệu hóa chức năng của QH.
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom