- Bài viết
- 1,080
- Xu
- 33,818
CÂU HỎI: CÓ PHẢI MA QUỶ KHI NHẬP THỂ HAY NÓI CHUYỆN BẰNG TIẾNG LATIN?
TRẢ LỜI: . Có phải tiếng Latin là ngôn ngữ mà ma quỷ thường sử dụng, và cũng chỉ có các bài kinh bằng tiếng Latin mới có thể đuổi quỷ? Về câu hỏi này, nó liên quan đến phạm vi ngôn ngữ, và cũng là điều chúng tôi quan sát từ khá lâu. Sau quá trình mấy năm điều tra, chúng tôi có thể công khai rằng: ma quỷ (demons) là một giống loài thông minh, có khả năng sáng tạo ngôn ngữ từ cấp độ con người trở lên, do đó chúng có khả năng nói được rất nhiều thứ “tiếng lạ” chứ không phải chỉ riêng ngôn ngữ Latin.
Tại sao người ta tin ngôn ngữ Latin thường được quỷ nói và có thể dùng để đuổi quỷ? Vì đó là truyền thống của châu Âu thời trung cổ. Latin là một ngôn ngữ cổ đại xuất phát từ Đế quốc La-mã, và sau này nó được Giáo hội Công giáo phương Tây xem như là “ngôn ngữ thánh điển” đại diện cho nền văn minh châu Âu trung cổ. Tiếng Latin cũng là ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng khi chuyển dịch Kinh Thánh, mặc dù ngày xưa Cựu Ước được viết bằng tiếng Hebrew, Tân Ước được viết bằng tiếng Hy-lạp, tuy nhiên tiếng Latin đã được sử dụng rộng hơn để truyền bá Kinh Thánh. Nên nhớ rằng, các “ngôn ngữ thánh điển” đều không phải là ngôn ngữ bình thường, nếu chúng ta lật ra các tài liệu ghi chép thời cổ sẽ phát hiện ra, các ghi chép đó đều nói rằng những “ngôn ngữ” này không phải do con người sáng tạo ra, mà họ nhận được từ “thần linh.” “Thần linh” mà admin muốn ám chỉ ở đây không phải chỉ là Thiên Chúa, mà là tất cả các thực thể tâm linh cả thiện lẫn ác. Trong đó, ma quỷ là các ác linh và dĩ nhiên, với trí tuệ khôn ngoan của mình, chúng hoàn toàn đọc hiểu hết tất cả mọi “ngôn ngữ thánh điển” được người xa xưa sử dụng. “Ngôn ngữ thánh điển” tức là các lời nói và chữ viết được sử dụng chung trong một nhóm cộng đồng các quốc gia cổ đại, ví dụ như, chữ Hán cổ cũng là “ngôn ngữ thánh điển” được sử dụng phổ biến ở các quốc gia Đông Á nằm ở khu vực 4 nước Trung Quốc, bán đảo Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Tại sao gọi là “ngôn ngữ thánh điển”? Vì nó được xem là ngôn ngữ của “thần linh,” và chúng được sử dụng để viết các pho kinh điển, người ta cũng tin rằng khi tụng kinh hay đọc chú bằng những ngôn ngữ này các thực thể tâm linh sẽ hiểu được ý nghĩa. Tổng cộng trên thế giới đã ghi nhận một số “ngôn ngữ thánh điển” như: tiếng Latin được sử dụng tại cộng đồng văn hóa các nước Tây Âu thời trung cổ, được xem là “ngôn ngữ thánh điển” của Công giáo Roma; tiếng Sanskrit (Bắc Phạn) được sử dụng tại Ấn-độ và các nước theo truyền thống Bà-la-môn–Phật giáo Đại thừa; tiếng Pāḷi (Nam Phạn) được sử dụng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á như Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Thái-lan, Lào... là “ngôn ngữ thánh điển” của Phật giáo Nam truyền Theravāda; tiếng Hán (chữ Nho) được sử dụng tại cộng đồng các quốc gia Đông Á cổ, được xem là “ngôn ngữ thánh điển” của Nho giáo và Đạo giáo; tiếng Hy-lạp được sử dụng tại các nước Đông La-mã xưa và nước Nga, được xem là “ngôn ngữ thánh điển” của Chính Thống giáo phương Đông; tiếng Ả-rập được sử dụng trong cộng đồng các quốc gia Hồi giáo, được xem là thánh ngữ của Kinh Qu’ran v.v...
Ma quỷ đều có thể phát âm và nói lưu loát các “ngôn ngữ thánh điển” như trên, chứ không riêng gì tiếng Latin. Ad từng đọc một tài liệu về điều tra tâm linh của một nhóm các mục sư Tin Lành trong vụ quỷ ám xảy ra tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc năm 2013. Trong đó, họ đối đầu với thực thể quỷ dữ khét tiếng thật sự, tức là Ma vương Satan. Khi họ bắt nó phải xưng danh, quỷ dữ đã viết lên bức tường một hàng chữ bằng tiếng Hán cổ là “天下衆王” (Thiên hạ chúng vương). Khi các thầy mục sư liên tục rắc nước thánh và yêu cầu nó hãy khai rõ hơn, hàng chữ Hán lập tức chuyển sang một ký tự khác, là “राजाधिराज”, các mục sư có ghi lại ký tự này và sau đó tra cứu thì được biết nó phiên âm Latin đọc là Rājā-dhi-rāja, nghĩa là vua của các vị vua. Đó là danh hiệu bằng tiếng Phạn cổ được các vua Ấn-độ ngày xưa sử dụng. Và sau khi bị các mục sư tra hỏi lần thứ ba, ký tự tiếng Phạn đó hiện ra bằng chữ Latin là “Princeps huius mundi.” Không nghi ngờ gì nữa, theo họ nói, đó chính là danh hiệu của Satan, và danh hiệu này đã được ghi lại trong Thánh Kinh Tân Ước ở Phúc Âm John, trong đó ma quỷ được gọi là “vua chúa của thế gian này.” Loài quỷ dữ trong vụ án này cực kỳ thông thái, và ta có thể thấy nó là “nhà phiên dịch” đại tài khi có thể chuyển dịch tên của mình ra nhiều ngôn ngữ cổ đại chỉ trong phút chốc khi được tra hỏi, mà những cái tên đó kỳ thực có cùng một ý nghĩa thôi. Chính vì con quỷ am hiểu các ngôn ngữ này, do đó người ta tin rằng khi đọc lên các câu kinh chú nhân danh Thiên Chúa, nhân danh quyền lực chính nghĩa và ra mệnh lệnh trục xuất con quỷ thì nó sẽ hiểu nghĩa và buộc phải “tuân mệnh.”
Ngoài các “ngôn ngữ thánh điển” ra, ma quỷ còn biết cả những ngôn ngữ cổ đại đã được lưu truyền hàng ngàn năm trước mà đến nay không còn ai biết tới, đó có thể là tiếng Ai-cập cổ, tiếng Hebrew, tiếng Hy-lạp cổ v.v... Thậm chí, chúng nói được các thứ “tiếng lạ” chưa bao giờ được sử dụng bởi bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, đó là những ngôn ngữ tự chế, như tiếng Enochian, tiếng Balaibalan, tiếng Damin, tiếng Eskayan, tiếng Yerkish, tiếng Zaum v.v... và v.v... Riêng tại Việt Nam, ad cũng từng chứng kiến một linh hồn khi nhập xác, nó cất ra một thứ tiếng quái dị để đánh đố chúng tôi, tất nhiên ad không hiểu và hỏi nó đang nói ngôn ngữ gì, nó tự mãn trả lời rằng đó là một thứ tiếng trung cổ được người Lào sử dụng từ thế kỷ thứ 13, tức là tiếng Lạn Xạng.
Giờ thì các bạn hiểu rồi đấy, ma quỷ thông minh và thực ra chúng “trí thức” hơn con người chúng ta nhiều. Mà theo lẽ thường, cái gì khôn ngoan hơn thì chúng không bao giờ chịu nghe lời giống loài “ngu” hơn và “thấp kém” hơn chúng. Cho nên, nếu có bạn ảo tưởng rằng có thể “triệu hồi” ma quỷ về và “sai khiến” được chúng thì làm ơn dẹp bỏ suy nghĩ ngu xuẩn và nông cạn ấy đi... Vì suy nghĩ ngạo mạn đó chỉ có thể đưa bạn vào con đường CHẾT.
Nguồn FB: Quỷ học.
TRẢ LỜI: . Có phải tiếng Latin là ngôn ngữ mà ma quỷ thường sử dụng, và cũng chỉ có các bài kinh bằng tiếng Latin mới có thể đuổi quỷ? Về câu hỏi này, nó liên quan đến phạm vi ngôn ngữ, và cũng là điều chúng tôi quan sát từ khá lâu. Sau quá trình mấy năm điều tra, chúng tôi có thể công khai rằng: ma quỷ (demons) là một giống loài thông minh, có khả năng sáng tạo ngôn ngữ từ cấp độ con người trở lên, do đó chúng có khả năng nói được rất nhiều thứ “tiếng lạ” chứ không phải chỉ riêng ngôn ngữ Latin.
Tại sao người ta tin ngôn ngữ Latin thường được quỷ nói và có thể dùng để đuổi quỷ? Vì đó là truyền thống của châu Âu thời trung cổ. Latin là một ngôn ngữ cổ đại xuất phát từ Đế quốc La-mã, và sau này nó được Giáo hội Công giáo phương Tây xem như là “ngôn ngữ thánh điển” đại diện cho nền văn minh châu Âu trung cổ. Tiếng Latin cũng là ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng khi chuyển dịch Kinh Thánh, mặc dù ngày xưa Cựu Ước được viết bằng tiếng Hebrew, Tân Ước được viết bằng tiếng Hy-lạp, tuy nhiên tiếng Latin đã được sử dụng rộng hơn để truyền bá Kinh Thánh. Nên nhớ rằng, các “ngôn ngữ thánh điển” đều không phải là ngôn ngữ bình thường, nếu chúng ta lật ra các tài liệu ghi chép thời cổ sẽ phát hiện ra, các ghi chép đó đều nói rằng những “ngôn ngữ” này không phải do con người sáng tạo ra, mà họ nhận được từ “thần linh.” “Thần linh” mà admin muốn ám chỉ ở đây không phải chỉ là Thiên Chúa, mà là tất cả các thực thể tâm linh cả thiện lẫn ác. Trong đó, ma quỷ là các ác linh và dĩ nhiên, với trí tuệ khôn ngoan của mình, chúng hoàn toàn đọc hiểu hết tất cả mọi “ngôn ngữ thánh điển” được người xa xưa sử dụng. “Ngôn ngữ thánh điển” tức là các lời nói và chữ viết được sử dụng chung trong một nhóm cộng đồng các quốc gia cổ đại, ví dụ như, chữ Hán cổ cũng là “ngôn ngữ thánh điển” được sử dụng phổ biến ở các quốc gia Đông Á nằm ở khu vực 4 nước Trung Quốc, bán đảo Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản. Tại sao gọi là “ngôn ngữ thánh điển”? Vì nó được xem là ngôn ngữ của “thần linh,” và chúng được sử dụng để viết các pho kinh điển, người ta cũng tin rằng khi tụng kinh hay đọc chú bằng những ngôn ngữ này các thực thể tâm linh sẽ hiểu được ý nghĩa. Tổng cộng trên thế giới đã ghi nhận một số “ngôn ngữ thánh điển” như: tiếng Latin được sử dụng tại cộng đồng văn hóa các nước Tây Âu thời trung cổ, được xem là “ngôn ngữ thánh điển” của Công giáo Roma; tiếng Sanskrit (Bắc Phạn) được sử dụng tại Ấn-độ và các nước theo truyền thống Bà-la-môn–Phật giáo Đại thừa; tiếng Pāḷi (Nam Phạn) được sử dụng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á như Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Thái-lan, Lào... là “ngôn ngữ thánh điển” của Phật giáo Nam truyền Theravāda; tiếng Hán (chữ Nho) được sử dụng tại cộng đồng các quốc gia Đông Á cổ, được xem là “ngôn ngữ thánh điển” của Nho giáo và Đạo giáo; tiếng Hy-lạp được sử dụng tại các nước Đông La-mã xưa và nước Nga, được xem là “ngôn ngữ thánh điển” của Chính Thống giáo phương Đông; tiếng Ả-rập được sử dụng trong cộng đồng các quốc gia Hồi giáo, được xem là thánh ngữ của Kinh Qu’ran v.v...
Ma quỷ đều có thể phát âm và nói lưu loát các “ngôn ngữ thánh điển” như trên, chứ không riêng gì tiếng Latin. Ad từng đọc một tài liệu về điều tra tâm linh của một nhóm các mục sư Tin Lành trong vụ quỷ ám xảy ra tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc năm 2013. Trong đó, họ đối đầu với thực thể quỷ dữ khét tiếng thật sự, tức là Ma vương Satan. Khi họ bắt nó phải xưng danh, quỷ dữ đã viết lên bức tường một hàng chữ bằng tiếng Hán cổ là “天下衆王” (Thiên hạ chúng vương). Khi các thầy mục sư liên tục rắc nước thánh và yêu cầu nó hãy khai rõ hơn, hàng chữ Hán lập tức chuyển sang một ký tự khác, là “राजाधिराज”, các mục sư có ghi lại ký tự này và sau đó tra cứu thì được biết nó phiên âm Latin đọc là Rājā-dhi-rāja, nghĩa là vua của các vị vua. Đó là danh hiệu bằng tiếng Phạn cổ được các vua Ấn-độ ngày xưa sử dụng. Và sau khi bị các mục sư tra hỏi lần thứ ba, ký tự tiếng Phạn đó hiện ra bằng chữ Latin là “Princeps huius mundi.” Không nghi ngờ gì nữa, theo họ nói, đó chính là danh hiệu của Satan, và danh hiệu này đã được ghi lại trong Thánh Kinh Tân Ước ở Phúc Âm John, trong đó ma quỷ được gọi là “vua chúa của thế gian này.” Loài quỷ dữ trong vụ án này cực kỳ thông thái, và ta có thể thấy nó là “nhà phiên dịch” đại tài khi có thể chuyển dịch tên của mình ra nhiều ngôn ngữ cổ đại chỉ trong phút chốc khi được tra hỏi, mà những cái tên đó kỳ thực có cùng một ý nghĩa thôi. Chính vì con quỷ am hiểu các ngôn ngữ này, do đó người ta tin rằng khi đọc lên các câu kinh chú nhân danh Thiên Chúa, nhân danh quyền lực chính nghĩa và ra mệnh lệnh trục xuất con quỷ thì nó sẽ hiểu nghĩa và buộc phải “tuân mệnh.”
Ngoài các “ngôn ngữ thánh điển” ra, ma quỷ còn biết cả những ngôn ngữ cổ đại đã được lưu truyền hàng ngàn năm trước mà đến nay không còn ai biết tới, đó có thể là tiếng Ai-cập cổ, tiếng Hebrew, tiếng Hy-lạp cổ v.v... Thậm chí, chúng nói được các thứ “tiếng lạ” chưa bao giờ được sử dụng bởi bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, đó là những ngôn ngữ tự chế, như tiếng Enochian, tiếng Balaibalan, tiếng Damin, tiếng Eskayan, tiếng Yerkish, tiếng Zaum v.v... và v.v... Riêng tại Việt Nam, ad cũng từng chứng kiến một linh hồn khi nhập xác, nó cất ra một thứ tiếng quái dị để đánh đố chúng tôi, tất nhiên ad không hiểu và hỏi nó đang nói ngôn ngữ gì, nó tự mãn trả lời rằng đó là một thứ tiếng trung cổ được người Lào sử dụng từ thế kỷ thứ 13, tức là tiếng Lạn Xạng.
Giờ thì các bạn hiểu rồi đấy, ma quỷ thông minh và thực ra chúng “trí thức” hơn con người chúng ta nhiều. Mà theo lẽ thường, cái gì khôn ngoan hơn thì chúng không bao giờ chịu nghe lời giống loài “ngu” hơn và “thấp kém” hơn chúng. Cho nên, nếu có bạn ảo tưởng rằng có thể “triệu hồi” ma quỷ về và “sai khiến” được chúng thì làm ơn dẹp bỏ suy nghĩ ngu xuẩn và nông cạn ấy đi... Vì suy nghĩ ngạo mạn đó chỉ có thể đưa bạn vào con đường CHẾT.
Nguồn FB: Quỷ học.