Chuyện về Thiền sư Huyền Quang và chuyện làm cỗ chay giả mặn

Thích Đông Lỗ

Trụ trì chùa Bề Đề
Bài viết
310
Xu
17,260
Huyền Quang là thiền sư nổi tiếng Việt Nam. Ông là vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm, sau Phật hoàng Trần Nhân Tông và thiền sư Pháp Loa. Thiền sư còn là một nhà thơ lớn.

thien-su-huyen-quang-1635514649.png

Thiền sư Huyền Quang. Ảnh internet

Thiền sư Huyền Quang tên thật là Lý Tái Đạo (1254-1334). Ông là người nổi tiếng, thông minh từ nhỏ, sau này thi đỗ hương, hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272, được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình.

Thiền sư được coi là người thông tuệ, từng được cử để tiếp sư Bắc triều. Những câu chuyện về thiền sư, có nhiều huyền thoại. Bách khoa toàn thư wikipedia chép: “Theo truyền thuyết ghi lại trong Tam tổ thực lục (三祖實錄), mẹ của Huyền Quang là Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy “các toà trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: “Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại duyên xưa”.

Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên ông dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm. Tam Tổ thực lục, phần Tổ Gia thực lục chép tiểu sử Huyền Quang có nói: ông cùng vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, liền nhớ lại “duyên xưa”, xin xuất gia thụ giáo. Tuy nhiên, cũng trong sách này mà phần tiểu sử Pháp Loa lại nói Huyền Quang thụ giáo với Bảo Phác ở chùa Vũ Ninh (Bắc Ninh).

Ông được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà và được ban pháp hiệu là Huyền Quang. Sau, ông theo lời phó chúc của Trúc Lâm trụ trì chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử. Vì đa văn bác học, tinh thông đạo lý nên tăng chúng đua nhau đến học. Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), ông được Pháp Loa truyền y của Trúc Lâm và tâm kệ.

Sau khi Pháp Loa tịch (1330), ông kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên ông giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm. Ông đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hoá. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) thời vua Trần Hiến Tông, ông viên tịch, thọ 80 tuổi. Thượng hoàng Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả”.



Đó là tổng quát về quyển Tổ Gia Thực Lục mà những vị viết tiểu sử Tổ Huyền Quang :

Sư tên Lý Đạo Tái, sanh năm Giáp Dần (1254) ở làng Vạn Tải thuộc lộ Bắc Giang. Thân phụ là Huệ Tổ dòng dõi quan liêu, nhưng đến đời ông thì không thích công danh, chỉ ưa ngao du sơn thủy. Tuy có công dẹp giặc Chiêm Thành, nhưng ông không nhận chức quan. Thân mẫu họ Lê là người hiền đức. Nhà Sư ở phía nam chùa Ngọc Hoàng. Năm Sư sanh, một hôm thầy Trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Thiền sư Huệ Nghĩa tối tụng kinh trên chùa xong, xuống phòng ngồi trên ghế trường kỷ, chợt ngủ quên mộng thấy trên chùa đèn đuốc sáng trưng, chư Phật tụ hội đông vầy, Kim cang Long thần chật nứt, Phật chỉ Tôn giả A-nan bảo: “Ngươi thác sanh làm pháp khí cõi đông.” Chợt có ông đạo gõ cửa, ông chợt tỉnh giấc, làm bài kệ viết trong vách chùa:

Âm:

Nhân chi vị đạo khởi tha tầm
Tâm tức Phật hề Phật tức tâm
Huệ địch kiết tường vi ảnh hưởng
Thử sanh tất kiến hảo tri âm.


Dịch:

Người mà vì đạo chớ tìm đâu,
Phật vốn tâm mình, tâm Phật sâu.
Mộng thấy điềm lành là ảnh hưởng,
Đời này ắt gặp bạn tâm đầu.


Thuở nhỏ Sư dung nhan kỳ lạ, ý chí xa vời.

Cha mẹ mến yêu dạy các học thuật. Sư học một biết mười, biện tài hiển Thánh. Niên hiệu Bảo Phù thứ hai (1274), đời vua Trần Thánh Tông, Sư thi đỗ Tiến sĩ (Trạng nguyên), lúc ấy được hai mươi mốt tuổi. Cha mẹ tuy đã định hôn cho Sư, nhưng chưa cưới. Sau khi thi đậu, nhà vua gả Công chúa cho, Sư vẫn từ chối.


Theo sử ghi Ngài có than:

Khó khăn thì chẳng ai nhìn,

Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên.

Sư được bổ làm quan ở Hàn lâm viện và phụng mạng tiếp đón sứ Trung Hoa. Văn chương ngôn ngữ của Sư vượt hơn sứ Trung Hoa, khiến họ phải nể phục.

Một hôm Sư theo vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Phụng Nhãn nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, Sư chợt tỉnh ngộ duyên trước, khen ngợi quí mến, tự than: “Làm quan được lên đảo Bồng, đắc đạo thì đến Phổ Đà, đảo trên nhân gian là bậc tiên, cảnh giới Tây thiên là cõi Phật. Sự giàu sang phú quí như lá vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ, đâu nên mến luyến!”

Sư mấy phen dâng biểu xin từ chức để xuất gia tu hành. Chính nhà vua rất mến trọng Phật giáo, nên sau cùng mới cho. Đến niên hiệu Hưng Long thứ 13 (1305), Sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm Thị giả Điều Ngự, được pháp hiệu là Huyền Quang.

Niên hiệu Hưng Long thứ 17 (1309), Sư theo hầu Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều
Ngự.

Sư vâng lệnh trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Do Sư đa văn bác học, tinh thâm đạo lý, nên học đồ bốn phương nghe danh tụ hội về tham vấn thường xuyên không dưới ngàn người.

Sư thường phụng chiếu đi giảng kinh dạy các nơi và tuyển Chư Phẩm Kinh, Công Văn v.v… Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả.

Ngày rằm tháng giêng năm Quí Sửu (1313) vua Anh Tông mời về kinh ở chùa Báo Ân giảng kinh Lăng Nghiêm. Sau đó, Sư dâng chiếu xin về quê thăm viếng cha mẹ. Nhân đây, lập ngôi chùa phía tây nhà Sư để hiệu là chùa Đại Bi.

Sau gần một năm, Ngài trở về núi.

Sư trở về chùa Vân Yên, lúc đó đã sáu mươi tuổi. Nhà vua muốn thử lòng Sư nên cho Điểm Bích là một cung nhân tìm cách gần Sư để lấy bằng chứng đem về dâng Vua. Điểm Bích dùng man kế gợi lòng từ bi của Sư, rồi về tâu dối với Vua. Vì thế, Sư bị tai tiếng không tốt. Nhưng sau cuộc lễ chẩn tế của Sư, thấy những sự linh nghiệm lạ thường, nhà vua không còn nghi ngờ. Vua liền phạt Điểm Bích làm kẻ nô bộc quét chùa trong cung Cảnh Linh ở nội điện.

Năm Đại Khánh thứ tư (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Điều Ngự và tâm kệ.

Năm 1330, khi Tổ Pháp Loa tịch, Thiền sư Huyền Quang kế thừa làm Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, bấy giờ Ngài đã bảy mươi bảy tuổi.

Tuy nhận trọng trách lãnh đạo Giáo hội, song vì già yếu nên Ngài ủy thác mọi việc cho Quốc sư An Tâm, trở về trụ trì ở Côn Sơn.

Sư trụ trì ở Thanh Mai Sơn sáu năm. Kế sang Côn Sơn giáo hóa đồ chúng. Đến ngày 23
tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Sư viên tịch tại Côn Sơn, thọ tám mươi tuổi

Vua Trần Minh Tông phong thụy là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.

Những tác phẩm của Sư:

– Ngọc Tiên Tập

– Chư Phẩm Kinh

– Công Văn Tập

– Phổ Tuệ Ngữ Lục
(Ngữ lục của ngài Pháp Loa do Ngài ghi lại).

Phần thi văn còn sót lại có hai mươi ba bài thơ chữ Hán và một bài phú chữ Nôm tả cảnh Hoa Yên.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom