- Bài viết
- 772
- Xu
- 993
Ngoài là một học trò xuất sắc của Khổng Tử, Tử Lộ còn là người thờ cha mẹ rất hiếu thảo. Lúc bấy giờ, đương khi gặp phải thời loạn lạc, nhà lại nghèo nên ông phải tìm các thứ rau quả về để nấu canh dâng lên cha mẹ dùng bữa qua ngày.
Về sau, Tử Lộ cảm thấy mình ăn rau dại không sao cả, nhưng nếu cha mẹ ông cũng như thế này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế ông rất lo lắng.
Trong nhà không có gạo, Tử Lộ vì để cha mẹ được ăn cơm, nên đã đi xa ngoài trăm dặm để mua, rồi cõng gạo về nhà. Ngoài trăm dặm là quãng đường rất xa, có lẽ ngày nay có người có thể đi được một, hai lần, nhưng quanh năm bốn mùa thường xuyên như thế này thì không hề dễ dàng chút nào. Nhưng Tử Lộ lại vui lòng bất kể là gió rét hay nắng gắt, đều không quản nhọc nhằn đi trên trăm dặm mua gạo, rồi cõng về nhà cho cha mẹ.
Tử Lộ làm học trò của Khổng Tử, chịu khó học tập. Sau khi cha mẹ ông qua đời, Tử Lộ sang nước Sở và được vua nước Sở phong tước cao sang.
Tuy có được quan quyền vinh hiển, nhưng ông luôn luôn nuối tiếc vì cha mẹ đã khuất núi cả. Vậy nên tuy là sang trọng giàu có, mà lúc nào ông cũng có ý buồn rầu. Hàng ngày thức ăn ngon rất nhiều, nhưng Tử Lộ lại không thể nuốt trôi. Ông thường than thở, thương cha mẹ đã mất sớm. Ông mơ ước cha mẹ vẫn còn sống, cùng ông hưởng cuộc sống như thế này. Nhưng dù ông có muốn lại cõng gạo đi trăm dặm đường để phụng dưỡng cha mẹ thì cũng vĩnh viễn không thể được nữa.
Tử Lộ luôn luôn nhớ đến cha mẹ, cảm thấy chỉ cần được phụng dưỡng cha mẹ, thì sống cuộc sống như vậy vô cùng yên tâm, vô cùng vui sướng.
Về sự hiếu thuận của Tử Lộ, có thơ khen rằng:
Phụ mễ cung cam chỉ,
Ninh từ bách lý diêu.
Thân vinh thân dĩ một,
Do niệm cựu cù lao.
Có nghĩa là:
Vác gạo dưỡng ngọt bùi,
Không ngại đường trăm dặm.
Vinh hiển song thân mất,
Hoài niệm thuở nhọc nhằn.
Chữ Hiếu không phân biệt sang hèn, trên từ hoàng đế dưới đến thứ dân, chỉ cần có tâm hiếu thì trong bất kỳ tình huống nào đều có thể không từ muôn vàn khổ nhọc, dốc sức làm được. Kỳ thực, thời gian chúng ta có thể hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ đang giảm đi từng ngày, do đó tận Hiếu nhất định phải nắm bắt tận dụng thời gian khi cha mẹ còn sống mà thực hiện, nếu không một khi song thân ra đi, muốn tận Hiếu thì hối hận cũng đã muộn rồi.
Người xưa dạy rằng “Bách thiện Hiếu vi tiên”, có nghĩa là trong trăm điều thiện lành, chữ Hiếu là đứng đầu. Hiếu với cha mẹ là một chuẩn mực đạo đức rất được coi trọng. Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã nghĩ đến chuyện tự tích góp, giữ lại của cải đề phòng thân khi về già, đâu có được như cha mẹ Tử Lộ. Qua đó mới thấy được rằng những bài học của người xưa còn nguyên giá trị.
Nguồn: sưu tầm.
Về sau, Tử Lộ cảm thấy mình ăn rau dại không sao cả, nhưng nếu cha mẹ ông cũng như thế này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế ông rất lo lắng.
Trong nhà không có gạo, Tử Lộ vì để cha mẹ được ăn cơm, nên đã đi xa ngoài trăm dặm để mua, rồi cõng gạo về nhà. Ngoài trăm dặm là quãng đường rất xa, có lẽ ngày nay có người có thể đi được một, hai lần, nhưng quanh năm bốn mùa thường xuyên như thế này thì không hề dễ dàng chút nào. Nhưng Tử Lộ lại vui lòng bất kể là gió rét hay nắng gắt, đều không quản nhọc nhằn đi trên trăm dặm mua gạo, rồi cõng về nhà cho cha mẹ.
Tử Lộ làm học trò của Khổng Tử, chịu khó học tập. Sau khi cha mẹ ông qua đời, Tử Lộ sang nước Sở và được vua nước Sở phong tước cao sang.
Tuy có được quan quyền vinh hiển, nhưng ông luôn luôn nuối tiếc vì cha mẹ đã khuất núi cả. Vậy nên tuy là sang trọng giàu có, mà lúc nào ông cũng có ý buồn rầu. Hàng ngày thức ăn ngon rất nhiều, nhưng Tử Lộ lại không thể nuốt trôi. Ông thường than thở, thương cha mẹ đã mất sớm. Ông mơ ước cha mẹ vẫn còn sống, cùng ông hưởng cuộc sống như thế này. Nhưng dù ông có muốn lại cõng gạo đi trăm dặm đường để phụng dưỡng cha mẹ thì cũng vĩnh viễn không thể được nữa.
Tử Lộ luôn luôn nhớ đến cha mẹ, cảm thấy chỉ cần được phụng dưỡng cha mẹ, thì sống cuộc sống như vậy vô cùng yên tâm, vô cùng vui sướng.
Về sự hiếu thuận của Tử Lộ, có thơ khen rằng:
Phụ mễ cung cam chỉ,
Ninh từ bách lý diêu.
Thân vinh thân dĩ một,
Do niệm cựu cù lao.
Có nghĩa là:
Vác gạo dưỡng ngọt bùi,
Không ngại đường trăm dặm.
Vinh hiển song thân mất,
Hoài niệm thuở nhọc nhằn.
Chữ Hiếu không phân biệt sang hèn, trên từ hoàng đế dưới đến thứ dân, chỉ cần có tâm hiếu thì trong bất kỳ tình huống nào đều có thể không từ muôn vàn khổ nhọc, dốc sức làm được. Kỳ thực, thời gian chúng ta có thể hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ đang giảm đi từng ngày, do đó tận Hiếu nhất định phải nắm bắt tận dụng thời gian khi cha mẹ còn sống mà thực hiện, nếu không một khi song thân ra đi, muốn tận Hiếu thì hối hận cũng đã muộn rồi.
Người xưa dạy rằng “Bách thiện Hiếu vi tiên”, có nghĩa là trong trăm điều thiện lành, chữ Hiếu là đứng đầu. Hiếu với cha mẹ là một chuẩn mực đạo đức rất được coi trọng. Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã nghĩ đến chuyện tự tích góp, giữ lại của cải đề phòng thân khi về già, đâu có được như cha mẹ Tử Lộ. Qua đó mới thấy được rằng những bài học của người xưa còn nguyên giá trị.
Nguồn: sưu tầm.