Chuyên gia Nga đề xuất 'thử hạt nhân để răn đe phương Tây'

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Chuyên gia viện SVOP, tổ chức tư vấn thân Điện Kremlin, gợi ý Nga tiến hành thử hạt nhân để cho thấy Moskva sẵn sàng leo thang nếu phương Tây tăng ủng hộ Ukraine.


"Để chứng minh sự nghiêm túc trong ý định của Nga và thuyết phục các đối thủ rằng Moskva sẵn sàng leo thang, chúng ta cần xem xét tiến hành một vụ nổ hạt nhân phô diễn sức mạnh", Dmitry Suslov, chuyên gia cấp cao của viện nghiên cứu Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng (SVOP) có trụ sở tại Moskva, viết trên tạp chí kinh doanh Profil hôm 29/5.

SVOP là tổ chức tư vấn hàng đầu ở Nga, chuyên đưa ra các đề xuất nhằm hỗ trợ Điện Kremlin thực thi chính sách của mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng ca ngợi SVOP, cho biết chính quyền của ông đã tiếp thu một số ý tưởng do viện nghiên cứu này đưa ra.

Ý tưởng thử hạt nhân được Suslov đưa ra khi thảo luận về phương pháp có thể răn đe phương Tây, buộc họ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí NATO viện trợ để tập kích lãnh thổ Nga.

"Hiệu ứng chính trị và tâm lý của đám mây hạt nhân hình nấm, khi được phát trực tiếp trên tất cả các kênh truyền hình toàn cầu, có thể sẽ khiến các chính trị gia phương Tây nhớ lại thứ đã giúp ngăn xảy ra xung đột giữa các cường quốc từ năm 1945 tới nay, song họ phần lớn đã quên, đó là nỗi sợ về chiến tranh hạt nhân", ông Suslov nói.



Xe phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12 Topol Nga hồi năm 2006. Ảnh: RIA Novosti


Theo chuyên gia này, Moskva nên tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân chiến lược, nhằm cảnh báo các quốc gia phương Tây rằng nếu họ cho phép Ukraine dùng vũ khí NATO tập kích lãnh thổ Nga, Điện Kremlin có quyền phát lệnh tấn công bất kỳ mục tiêu nào thuộc về những nước đó. Nếu các quốc gia trên đáp trả bằng vũ khí quy ước, Nga có thể sẽ sử dụng khí tài hạt nhân.

Tuần trước, Moskva đã tiến hành tập trận hạt nhân chiến thuật gần biên giới với Ukraine, nhằm phản ứng lại các tuyên bố mang tính "đe dọa" gần đây của phương Tây. Vũ khí hạt nhân chiến thuật có quy mô, sức hủy diệt nhỏ hơn nhiều so với các loại đầu đạn chiến lược và thường được sử dụng để tạo một số lợi thế nhất định trên chiến trường.

Giới chuyên gia nhận định đây là động thái nhằm cảnh báo Mỹ và đồng minh không được can thiệp sâu hơn vào xung đột tại Ukraine.

Trước ông Suslov, một số chuyên gia an ninh và nghị sĩ Nga cũng đề xuất Moskva nên thử hạt nhân để gửi thông điệp cảnh báo liên quan xung đột tại Ukraine. Điều này khiến giới quan sát phương Tây lo ngại Nga có thể đang tiến gần tới việc thực hiện một vụ thử như vậy.

Điện Kremlin chưa bình luận về bài viết của ông Suslov. Nga trước đó nói nước này chưa thay đổi đổi chính sách về hạt nhân.

Nga chưa tiến hành bất cứ vụ thử hạt nhân nào sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, còn lần cuối Mỹ thực hiện vụ thử như vậy là năm 1992. Triều Tiên là quốc gia duy nhất từng thử hạt nhân trong thế kỷ 21.



Tổng thống Putin tại Điện Kremlin tháng 10/2023. Ảnh:AFP


Tổng thống tháng 11/2023 duyệt dự luật rút Nga khỏi Hiệp ước Cấm thử hạt nhân Toàn diện (CTBT), với lý do Mỹ đã ký nhưng chưa bao giờ phê chuẩn thỏa thuận này. Dù vậy, các nhà ngoại giao Nga khi đó khẳng định Moskva sẽ không thử hạt nhân trở lại trừ khi Washington làm việc này trước.

Kiev đang kêu gọi được cấp quyền sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây viện trợ để tập kích các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga, nhằm ngăn đối phương tiếp tục không kích và phóng tên lửa, máy bay không người lái (UAV) tự sát vào hậu phương Ukraine. Yêu cầu này đã được một số quốc gia ủng hộ, trong đó có Anh, song Mỹ chưa chấp thuận.

, quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, cảnh báo sẽ coi đây là hành động leo thang nghiêm trọng, có thể kéo NATO và các nước liên quan vào một cuộc xung đột trực tiếp với Moskva, điều làm gia tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Tổng thống Putin hôm 28/5 cho rằng các nước NATO ở châu Âu đang "đùa với lửa" khi đề xuất cho phép sử dụng vũ khí phương Tây viện trợ để tập kích các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga, nhấn mạnh điều này có thể làm bùng phát xung đột toàn cầu.

Phạm Giang (Theo Reuters)

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom