Chuyện ăn quà

Tính Phong

Tổng Biên Tập Bề Đề Nhật Báo
Bài viết
1,556
Xu
138,157

Sáng nay bạn ăn gì? Bạn có biết rằng những thứ sáng nay bạn ăn có thể là kết quả của một cuộc tiếp thu và cải biến văn hóa không hề đơn giản không?

MFqBd.png


Đầu thế kỷ 20, khi món phở mới ra đời, được đưa từ Kẻ Chợ về các làng quê, nó cũng đã bị kỳ thị. “Miếng thịt mỏng như cái lưỡi mèo, chả chơi” – thấy cụ Tô Hoài kể lại rằng bà con nói thế. Có tiền thì để ăn bánh đúc, bánh đa cho chắc bụng.

Năm 1942, Ngô Tất Tố cũng từng viết một bài báo trên báo Đông Pháp để chỉ trích thói quen ăn “bánh Tây” của người Việt, nghĩa là cái bánh mì. Cụ đề xuất nên nướng phồng cái bánh dầy truyền thống lên thì cũng ngon chẳng kém gì mà đậm đà bản sắc, sao lại cứ phải nhập bột mì làm thứ bánh của người Tây.

Ngay cả bánh cuốn, trong Hà Nội băm sáu phố của Thạch Lam cũng mới xuất hiện một cách mờ nhạt và xa lạ.

Cả hai thứ đầu bây giờ lại trở thành thứ bản sắc của đời sống văn hóa Việt. Chặt đến mức có nhiều người không tưởng tượng rằng một thế kỷ trước chúng lại còn phải “đấu tranh” mới có chỗ đứng. Sáng kiến của Ngô Tất Tố bây giờ nghe lại, vì sự kính trọng với một tác gia lớn, nhiều người sẽ không dám cười.

Sáng nay có thể bạn đã tiếp xúc với một vài nhân chứng cho thấy văn hóa của chúng ta đã thay đổi nhiều như thế nào trong vài chục năm qua.

Những thứ chúng ta bỏ vào miệng đã thay đổi rồi, thậm chí là không còn bao nhiêu nét giống cái thời “cậu Sen” (tên khai sinh của Tô Hoài) đi theo bà theo mẹ ra chợ quê ăn quà nữa.
MFg26.png

Nhưng nếu cũng lại giở những trang viết đầu thế kỷ ấy ra, thì thấy rằng có nhiều thứ chưa hề thay đổi trong văn hóa.

Ngày nào giở báo ra cũng thấy từng ấy thứ chuyện mà cảm giác là nếu có đọc báo trước năm 1945 thì cũng có một số bài giá trị tương đương, không hiểu sao lại cần phải đọc báo mới làm gì. Nhiều thói quen của người Việt vẫn không hề thay đổi mà kể ra ở đây thì không đủ đất.

Nâng tầm miếng ăn thì có nhiều người không thích, nhưng có lẽ mỗi ngày khi chúng ta ăn sáng cần phải tự nhủ với mình rằng thứ tôi đang ăn đây chính là kết quả của một quá trình tiến bộ - ví dụ như việc món phở với miếng thịt mỏng như cái lưỡi mèo được thừa nhận bên cạnh món bánh đúc làm no bụng, là thể hiện của một nhu cầu thưởng thức có tính mỹ cảm chẳng hạn – để nhớ rằng chúng ta, người ăn những cái thứ ấy vào miệng, cũng cần phải tiến bộ lên theo.

Chứ nếu không thì nói như các cụ, ăn uống cũng phí cơm phí gạo đi.
 
Đây là bài đầu tiên của bạn mà tôi đọc tới đọc lui--- cũng không hiểu nội dung nói về cái gì. Bạn có thể tóm lại được không?
 
Lúc trước mỗi lần mẹ làm bánh canh, thấy mẹ cực khổ tìm cho ra cái vật hình trụ để cán, đắp bột, cắt sợi bánh, thì tôi bảo : " thôi mẹ vò đại một cục hình tròn rồi quăng vào nồi cho nhanh, cũng là bột nấu chín, bánh này quan trọng nước dùng ngon chứ miếng bột hình gì quan trọng đâu ".
Giờ đọc bài này, tôi thấy đúng, so về tính mỹ cảm, thưởng thức đồ ăn thì tôi thua. Tôi chỉ biết thưởng thức mùi vị, cảm giác ở đầu lưỡi. Trong khi có vài món ăn nó đã thành công từ cái sự khác biệt nhỏ nhưng tỉ mỉ, thậm chí sự khác biệt mang cả ý nghĩa từ trong đó. Nhiều người họ ăn và thấy ngon hơn vì biết thưởng thức cái tinh thần đó, hay từ tinh thần đã tạo ra một món mới. Nếu không có cái khác biệt, người ta không có cái tinh thần trong ẩm thực, thì nhiều món ăn cũng không được phát minh ra, bánh dày cũng đâu đại diện cho đất.
Mẹ tôi cũng muốn sáng tạo, muốn cái lòng của mẹ đặt vào món ăn, chắc chắn là điều tốt cho tôi. Nếu mẹ cũng không đặt tinh thần vào ẩm thực, thì tuổi thơ của tôi chắc thêm phần nhạt nhẽo ít có gì để kể.
 
Sửa lần cuối:
Đây là bài đầu tiên của bạn mà tôi đọc tới đọc lui--- cũng không hiểu nội dung nói về cái gì. Bạn có thể tóm lại được không?
E thì lại thấy bài này hay.
À, bài này nói về các món ăn vặt e hay ăn ngoài chợ ấy mà.
A có ăn đâu mà quan tâm làm gì cho cực??
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom