Chủ động quản lý đái tháo đường nhờ công nghệ CGM

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM) giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng đường huyết bản thân, chủ động thay đổi lối sống, giảm gánh lo âu để vui mỗi ngày.


Chủ động quản lý đường huyết nhờ công nghệ

Sau một lần rơi vào trạng thái hôn mê sâu, phải vào bệnh viện cấp cứu cách đây 7 năm, chị Tuyết Phượng, 42 tuổi, TP HCM phát hiện mắc đái tháo đường type 1. Chị Phượng vẫn nhớ cảm giác hoang mang khi đó: "Tôi không biết lúc nào đường huyết cao hay thấp, không biết khi nào phải tiêm insulin. Nếu không kịp xử lý, cơ thể sẽ mệt mỏi rất nhanh, thậm chí có thể rơi vào hôn mê".

Một ngày, chị phải trích máu ngón tay kiểm tra đường huyết tối thiểu 8 lần: sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, trước và sau khi ăn 90 phút. "Mỗi lần trích máu là mỗi lần đau", chị tâm sự.

May mắn sau khi phát hiện bệnh vài tháng, chị được bạn bè giới thiệu công nghệ theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Công nghệ này cho phép chị theo dõi đường huyết mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang ngủ, mà không cần trích máu ngón tay.

Khi muốn kiểm tra chỉ số đường huyết, chị dùng đầu đọc quét vào cảm biến đeo trên cánh tay. "Chỉ cần quẹt một cái là biết được đường huyết đang bao nhiêu, từ đó chọn tiêm insulin bao nhiêu, và ăn gì là thích hợp để giữ được đường huyết ổn định trong khoảng mục tiêu. Thiết bị này giúp tôi có thể sống như một người bình thường, có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt và ăn uống", chị Phượng nói.



Chị Phượng dùng đầu đọc quét cảm biến gắn trên cánh tay mỗi khi muốn kiểm tra đường huyết. Ảnh: Phương Lâm


Khi mới sử dụng thiết bị, mỗi ngày chị đều kiểm tra dữ liệu đường huyết bằng đầu đọc sau khi ăn uống, chụp lại kết quả, gửi cho bác sĩ xin tư vấn. Sau vài tháng, chị có thể tự theo dõi được đường huyết và xử lý tại nhà. Nhờ có CGM, chị hiểu dao động đường huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ thực phẩm mà còn do tâm trạng, lối sống. Khi thấy chỉ số đường huyết cao vượt mức cho phép, chị sẽ vận động nhẹ hoặc tiêm insulin để điều chỉnh. Ngược lại, chị sẽ ăn thêm nếu thấy chỉ số đường huyết thấp hơn mức cho phép. "Bác sĩ điều trị đâu thể theo dõi tôi suốt 24/24h, tôi phải tự quản lý trình trạng của mình", chị Phượng nói.

Chị Phượng cho biết, suốt bảy năm qua, chị chưa phải nhập viện vì đái tháo đường lần nào nữa bởi đã biết cách tự theo dõi đường huyết nhờ thiết bị CGM của Abbott.



Dùng CGM, chị Phượng có thể thoải mái sinh hoạt. Ảnh: Phương Lâm


Ông Văn Chỉ (70 tuổi, TP HCM) phát hiện mắc bệnh đái tháo đường type 2 từ năm 2002, trong một lần đi khám sức khỏe tổng quát. Hiểu rằng đây là căn bệnh theo mình cả đời, ông xác định phải tìm cách "sống chung với lũ" bằng việc thường xuyên theo dõi đường huyết, thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh, tập thể dục để duy trì đường huyết ổn định và tránh biến chứng. Thời gian đầu, ông sử dụng FreeStyle Libreg que thử đường huyết. Việc trích máu ngón tay nhiều lần trong ngày khiến ông cảm thấy bất tiện và mệt mỏi.

Cách đây ba năm, ông Chỉ bắt đầu sử dụng thêm thiết bị theo dõi đường huyết liên tục có tên, nhờ thế, ông có thể dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết. Sau khi ăn, ông đều lấy đầu đọc quét lên cảm biến để kiểm tra xem món ăn đó ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào, từ đó hiểu rõ hơn món nào nên ăn, món nào không nên. Ông dẫn chứng, sau khi ăn sầu riêng, xoài... ông "quẹt" thấy đường huyết tăng cao. "Từ đó, tôi biết rằng đây là những món không tốt cho sức khỏe của mình, nên tốt nhất là dừng ăn", ông nói.

Theo ông Chỉ, thiết bị quản lý đường huyết liên tục có thể giúp người mắc đái tháo đường sống tốt hơn. "Có thể chủ động quản lý đường huyết là điều hạnh phúc của những người mắc đái tháo đường", ông nói.



Ông Chỉ kiểm tra đường huyết thường xuyên với công nghệ CGM. Ảnh: Phương Lâm


Nhờ nỗ lực quản lý đường huyết ổn định, duy trì lối sống lành mạnh đồng thời thăm khám định kỳ với bác sĩ, "sau 22 năm, tôi vẫn chung sống với đái tháo đường một cách vui vẻ, lạc quan", ông Chỉ nói.

Quản lý đường huyết để duy trì chất lượng cuộc sống

Theo tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, đái tháo đường là một loại bệnh liên quan đến rối loạn về chuyển hóa đường trong máu. Để đạt mục tiêu điều trị và ngăn ngừa các biến chứng, cần theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, như ông quan sát, bệnh nhân thường không cảm nhận được đường huyết của mình đang quá cao hay quá thấp. Vì vậy, cần có những công cụ giúp người bệnh tự đánh giá được tình trạng đường huyết để có thể phát hiện và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.



Tình trạng bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam theo một báo cáo năm 2023 của Bộ Y tế. Đồ họa: Ngọc Thảo


Tiến sĩ đánh giá, công cụ theo dõi đường huyết liên tục cung cấp được nhiều thông tin hơn phương pháp truyền thống trích máu đầu ngón tay. CGM có thể cung cấp dữ liệu chi tiết về các dao động đường huyết của người bệnh trong ngày, giúp bác sĩ dễ theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Theo ông, ba nhóm bệnh nhân được đặc biệt khuyến nghị sử dụng CGM để quản lý bệnh là người bệnh có đường huyết cao, đang cần phải điều chỉnh tích cực; người bệnh có tình trạng đường huyết dao động nhiều (lúc tăng, lúc hạ); và người bệnh có chế độ điều trị đặc biệt bằng thuốc tiêm insulin. Với cả ba nhóm bệnh nhân này, bác sĩ đều cần nhiều thông tin về đường huyết để điều chỉnh phương pháp điều trị, sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

"Trong điều trị đái tháo đường, quản lý đường huyết là mục tiêu ban đầu. Quan trọng nhất là phải ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Và thứ hai, phải duy trì được chất lượng sống cho người bệnh để có thể sống và làm việc thoải mái", tiến sĩ Nam kết luận.

Để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp người mắc đái tháo đường có cuộc sống chất lượng hơn, tháng 6 vừa qua, Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã giới thiệu "Hướng dẫn theo dõi đường huyết liên tục CGM" đến các chuyên viên y tế. Theo các chuyên gia, vận dụng công nghệ CGM không chỉ giúp quản lý đái tháo đường hiệu quả hơn, mà còn góp phần làm giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh và hệ thống y tế.

Kim Anh

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom