Mới đây, lễ ký kết hợp đồng cấp cho dự án thành phần 3 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã diễn ra. Sự kiện do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - đầu mối thu xếp vốn, cùng các Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức.
Theo đó, Vietcombank-VietinBank-BIDV sẽ cấp tín dụng 1,8 tỷ USD cho dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong cảng hàng không) thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành - giai đoạn 1 do ACV là chủ đầu tư.
Đây cũng là khoản cấp tín dụng trung dài hạn bằng ngoại tệ cho khách hàng có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của ngành ngân hàng Việt Nam.
Dự án sân bay Long Thành đang dần thành hình. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Khoản vốn này tương ứng khoảng 45% tổng mức đầu tư của dự án, trong đó Vietcombank tài trợ 1 tỷ USD, VietinBank tài trợ 450 triệu USD, BIDV tài trợ 350 triệu USD.
Trước đó, cuối tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấp nhận cho phép Vietcombank, VietinBank, BIDV cho ACV vay bằng ngoại tệ trung dài hạn để thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án sân bay Long Thành là hơn 16 tỷ USD, chia thành 3 giai đoạn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 5,4 tỷ USD, trong đó dự án thành phần 3 có nhu cầu vay vốn tính đến ngày 13/12/2023 là 1,8 tỷ USD (33%).
Theo báo cáo tài chính quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB), thu nhập lãi thuần giảm 1% so với cùng kỳ, còn 14.078 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi cũng ghi nhận sụt giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là lãi từ hoạt động khác giảm tới 53% còn 508 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 30% còn 1.197 tỷ đồng, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 24% còn hơn 22 tỷ đồng hay lãi từ dịch vụ giảm 1% còn hơn 1.411 tỷ đồng.
VCB cũng tiết giảm chi phí hoạt động 4%, còn 5.054 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng còn 1.508 tỷ đồng.
Theo đó, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.718 tỷ đồng, giảm 4% so với quý 1/2023.
Còn báo cáo quý 1/2024 của VietinBank cho thấy lãi trước thuế hơn 6.210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước do tăng 20% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Trong quý 1, VietinBank thu được 15.174 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ dịch vụ giảm 11% (còn 1.779 tỷ đồng) và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 106 tỷ. Còn lãi kinh doanh ngoại hối tăng 15% (1.344 tỷ) và lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 37% (38 tỷ).
Ba ngân hàng tham gia hợp vốn đều thuộc top đầu ngành ngân hàng Việt Nam.
VietinBank dành ra hơn 8.049 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý đầu năm, tăng đến 20% so với cùng kỳ. Kết quả, ngân hàng này lãi trước thuế trong quý 1/2024 là 6.210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%.
BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024 đạt 7.390 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của nhà băng này là 5.916 tỷ đồng, tăng 6,4%.
Thu nhập lãi thuần của ngân hàng này giảm 2,8% khi cả chi phí và thu nhập lãi đều đi xuống so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi của BIDV lại ghi nhận mức tăng trưởng gần 9%, mang về 3.630 tỷ đồng nhờ hoạt động dịch vụ, ngoại hối và chứng khoán kinh doanh tích cực.
Trong đó, lãi thuần chứng khoán kinh doanh đạt 1.465 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ tăng 11,6%, mang về 1.693 tỷ đồng. Nhà băng này không thuyết minh chi tiết cho hai khoản mục trên. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh gấp 2,5 lần cùng kỳ, đạt 167 tỷ đồng.
Theo Dy Khoa
Xem tiếp...
Theo đó, Vietcombank-VietinBank-BIDV sẽ cấp tín dụng 1,8 tỷ USD cho dự án thành phần 3 (các công trình thiết yếu trong cảng hàng không) thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành - giai đoạn 1 do ACV là chủ đầu tư.
Đây cũng là khoản cấp tín dụng trung dài hạn bằng ngoại tệ cho khách hàng có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của ngành ngân hàng Việt Nam.
Dự án sân bay Long Thành đang dần thành hình. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Khoản vốn này tương ứng khoảng 45% tổng mức đầu tư của dự án, trong đó Vietcombank tài trợ 1 tỷ USD, VietinBank tài trợ 450 triệu USD, BIDV tài trợ 350 triệu USD.
Trước đó, cuối tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấp nhận cho phép Vietcombank, VietinBank, BIDV cho ACV vay bằng ngoại tệ trung dài hạn để thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án sân bay Long Thành là hơn 16 tỷ USD, chia thành 3 giai đoạn. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 5,4 tỷ USD, trong đó dự án thành phần 3 có nhu cầu vay vốn tính đến ngày 13/12/2023 là 1,8 tỷ USD (33%).
Tình hình kinh doanh của 3 ngân hàng ra sao?
Theo báo cáo tài chính quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB), thu nhập lãi thuần giảm 1% so với cùng kỳ, còn 14.078 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi cũng ghi nhận sụt giảm. Trong đó, giảm mạnh nhất là lãi từ hoạt động khác giảm tới 53% còn 508 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 30% còn 1.197 tỷ đồng, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 24% còn hơn 22 tỷ đồng hay lãi từ dịch vụ giảm 1% còn hơn 1.411 tỷ đồng.
VCB cũng tiết giảm chi phí hoạt động 4%, còn 5.054 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng còn 1.508 tỷ đồng.
Theo đó, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.718 tỷ đồng, giảm 4% so với quý 1/2023.
Còn báo cáo quý 1/2024 của VietinBank cho thấy lãi trước thuế hơn 6.210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước do tăng 20% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Trong quý 1, VietinBank thu được 15.174 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ dịch vụ giảm 11% (còn 1.779 tỷ đồng) và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 106 tỷ. Còn lãi kinh doanh ngoại hối tăng 15% (1.344 tỷ) và lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 37% (38 tỷ).
Ba ngân hàng tham gia hợp vốn đều thuộc top đầu ngành ngân hàng Việt Nam.
VietinBank dành ra hơn 8.049 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý đầu năm, tăng đến 20% so với cùng kỳ. Kết quả, ngân hàng này lãi trước thuế trong quý 1/2024 là 6.210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%.
BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2024 đạt 7.390 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của nhà băng này là 5.916 tỷ đồng, tăng 6,4%.
Thu nhập lãi thuần của ngân hàng này giảm 2,8% khi cả chi phí và thu nhập lãi đều đi xuống so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi của BIDV lại ghi nhận mức tăng trưởng gần 9%, mang về 3.630 tỷ đồng nhờ hoạt động dịch vụ, ngoại hối và chứng khoán kinh doanh tích cực.
Trong đó, lãi thuần chứng khoán kinh doanh đạt 1.465 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ tăng 11,6%, mang về 1.693 tỷ đồng. Nhà băng này không thuyết minh chi tiết cho hai khoản mục trên. Lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh gấp 2,5 lần cùng kỳ, đạt 167 tỷ đồng.
Theo Dy Khoa
Xem tiếp...