Chính sách và phát triển: Hiệu quả từ các chính sách dân tộc ở Vĩnh Long

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh đa dân tộc gồm người Kinh, Khmer, Hoa... trong đó đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con các dân tộc ở Vĩnh Long được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách đặc thù vùng đồng bào DTTS như Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025... Nhờ vậy, đời sống bà con không ngừng được cải thiện và nâng lên. Đến nay, mạng lưới giao thông tại các địa phương vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. Những căn nhà dột nát, xiêu vẹo dần được thay thế bằng những căn nhà kiên cố, sạch đẹp. Sự đổi thay tại các phum, sóc cho thấy đời sống của bà con các DTTS, nhiều nhất là đồng bào Khmer ở Vĩnh Long ngày càng đi lên.

Điểm nổi bật trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là việc hỗ trợ chuyển đổi nghề lồng ghép vào các chương trình tín dụng, chính sách hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho bà con. Qua đó, đến nay đã có hơn 5.000 lượt người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách. Xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn là một trong 3 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Vĩnh Long, với hơn 43% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của địa phương trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS của xã đã được kéo giảm còn 10,5%. Như gia đình chị Thạch Thị Hường ở ấp Trà Mòn, xã Tân Mỹ, trước đây, khi lập gia đình, vợ chồng chị Hường được cha mẹ cho mảnh đất nhỏ để làm nhà ở tạm. Thông qua chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, cuộc sống gia đình chị đã đỡ vất vả hơn. Chị Hường cho biết: “Trước đây, cuộc sống gia đình tôi rất vất vả, cả nhà chỉ trông vào việc làm thuê làm mướn của hai vợ chồng. Nhờ được vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng, vợ chồng tôi quyết định nuôi bò sinh sản để phát triển kinh tế, nhờ đó mà cuộc sống khá hơn. Vợ chồng tôi cố gắng chăm chỉ làm ăn để sớm vươn lên thoát nghèo”.


Cũng như xã Tân Mỹ, những năm qua, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, đến nay xã Loan Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Với đặc điểm là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, địa phương đã tận dụng mọi nguồn lực để thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, từ năm 2014 đến nay, xã Loan Mỹ đã có 800 căn nhà được hỗ trợ xây mới, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt tiêu chí nhà ở và hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới.


Đồng chí Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Nhờ thực hiện các chương trình của Trung ương và một số chính sách đặc thù của địa phương, đến nay, các vùng đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Long được đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt. Nhiều công trình phúc lợi được quan tâm xây dựng, nhà ở ngày càng khang trang, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng được kéo giảm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”.


KIM ANH


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom