Chính sách và phát triển: Hiệu quả các công trình nước sinh hoạt tập trung

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Trước đây, để có nước sinh hoạt, người dân thôn Nà Luông, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu phải đi gùi nước ở các khe núi về sử dụng, vào mùa khô, cả thôn luôn trong tình trạng thiếu nước. Từ năm 2017, thôn Nà Luông được huyện Bình Liêu đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng. Công trình gồm bể lọc, bể chứa và tuyến ống dẫn nước được hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2018, qua đó cung cấp nước sinh hoạt cho 78 hộ dân trong thôn.

Nhờ có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hầu hết hộ dân ở thôn Nà Luông đều được sử dụng nước bảo đảm vệ sinh, đặc biệt, nhiều gia đình còn mua thêm các thùng nhựa để có nguồn nước sử dụng ổn định. Ông Bế Văn Mản, người dân ở thôn Nà Luông cho biết: “Được sự quan tâm của chính quyền đầu tư xây dựng bể nước sạch ở đầu thôn đã giúp người dân có được nguồn nước sạch để sử dụng, chúng tôi vui mừng lắm!”.


Để người dân có nước sạch sử dụng, từ năm 2016 đến nay, xã Lục Hồn đã được đầu tư xây dựng 7 công trình nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí hơn 18,3 tỷ đồng. Các công trình này khi đưa vào sử dụng đã giải quyết được tình trạng thiếu nước, nước không bảo đảm vệ sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng cao nơi đây.


Đồng chí Vi Thị Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Lục Hồn cho biết: “Để phát huy hiệu quả công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn, cấp ủy đã chỉ đạo các thôn được đầu tư công trình phải xây dựng quy chế quản lý để sử dụng. Qua theo dõi, kiểm tra, nắm tình hình, đến nay từng gia đình ở các thôn đều nêu cao trách nhiệm trong việc sử dụng nước sinh hoạt tập trung. Có thể nói, các công trình đã phát huy được hiệu quả, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho bà con”.


Không chỉ ở xã Lục Hồn, những năm qua, người dân ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa khác của huyện Bình Liêu cũng được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung. Như thôn Phiêng Sáp trước đây là thôn đặc biệt khó khăn của xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, cả thôn có 83 hộ dân với hơn 330 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao.


Trước đây đa số người dân ở thôn Phiêng Sáp phải sử dụng nước giếng tự đào hoặc đi lấy nước từ các khe suối, không bảo đảm vệ sinh về sử dụng. Năm 2017, thôn Phiêng Sáp được hỗ trợ xây dựng bể nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí 131 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Công trình đưa vào sử dụng không chỉ cung cấp nước cho người dân mà còn phục vụ cho điểm trường tiểu học và điểm trường mầm non trong thôn.


Cô giáo Vi Thị Chóng, giáo viên điểm trường mầm non Phiêng Sáp cho biết: “Trước đây điểm trường rất thiếu nước, các cô thường xuyên phải đi xin nước ở nhà dân cho các cháu sử dụng. Từ khi có công trình nước sinh hoạt tập trung đã giúp các cháu có nước sạch để dùng, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục”.


Từ một địa phương còn gặp nhiều khó khăn về nước sạch sinh hoạt, đến nay, huyện Bình Liêu, 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Có thể thấy, các công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bình Liêu đã phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân.


KIM ANH


* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom