Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hiệp Quốc sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền và một số lĩnh vực khác với hạn thực hiện vào năm 2099, và theo một số nhà hoạt động, Việt Nam hoàn toàn không nghiêm túc khi đưa ra thời hạn này.
Trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948-2023), Chính phủ Việt Nam đã gửi một văn bản với tám cam kết tới Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 (Human Rights 75 Secretariat) của Liên Hiệp quốc.
Thời hạn dự kiến thực hiện các cam kết trên là ngày 31/12/2099, tức là sau kỷ niệm 150 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, theo văn bản của Việt Nam được Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ đăng tải trên website chính thức.
Các cam kết bao gồm tăng cường nhà nước pháp quyền; bảo đảm tốt hơn tất cả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó ưu tiên giảm nghèo đa chiều, giảm thiểu bất bình đẳng, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; tăng cường giáo dục về quyền con người, không bỏ ai ở lại phía sau…
Trên bình diện toàn cầu và khu vực, Hà Nội cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất với tất cả các nước và các cơ chế của Liên Hiệp quốc về nhân quyền. Chính quyền độc đảng ở Việt Nam cam kết sẽ đóng góp thực chất hơn nữa cho hợp tác nhân quyền trong khối ASEAN, đặc biệt trong công việc của Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN.
Bình luận về thời điểm thực hiện các cam kết, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) nói với RFA trong ngày 26/12:
“Theo tôi, những cái cam kết đó đáng lẽ ra phải là nhiệm vụ đương nhiên của một chính phủ, của một Quốc hội và các cơ quan hữu quan ngay từ khi mới được bầu nếu đó thật sự một nhà nước của dân và do dân thay vì là cam kết đến một lúc nào đó, đặc biệt lại là cam kết với quốc tế đến năm 2099 nữa.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là từ giờ đến đó thì nhà nước này là nhà nước gì?!”
Các hướng dẫn của Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 chỉ gợi ý thời hạn tương lai 25 năm sau cho các cam kết có thể được thực hiện để giải quyết các vấn đề dự kiến sẽ leo thang trong những năm tới. Không rõ lý do vì sao chính phủ Việt Nam lại đặt ra thời hạn 75 năm sau để thực hiện các cam kết sửa đổi.
Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga từng bị kết án năm (05) năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và mới mãn hạn tù vào tháng 3 năm nay. Trong tin nhắn gửi RFA, bà đặt câu hỏi về thời điểm mà Nhà nước Việt Nam đưa ra trong cam kết:
“Nội dung cam kết tuân thủ theo công ước nhân quyền quốc tế, vấn đề đặt ra là tại sao không thực hiện ngay từ bây giờ mà đến năm 2099? Có phải chăng nhân quyền là cái gì đó quá xa xỉ với nhà cầm quyền Việt Nam nên mới đặt ra mốc thời gian để thực hiện cam kết như đang đùa giỡn và xem thường công dân Việt Nam cũng như quốc tế?”
Bà cho rằng:
“Nhân quyền và dân quyền như không khí để thở mỗi ngày, là quyền lợi cơ bản của con người mặc nhiên phải được hưởng chứ không phải là món hàng để mua bán, mặc cả, hẹn lần lữa như vậy.”
Một nhà hoạt động ẩn danh ở Hà Nội, lý giải về thời điểm Việt Nam thực hiện cam kết:
“Tôi nghĩ là 2099 là một cái hạn đưa ra để họ mua thời gian thôi. Giả sử họ có lòng, muốn thực hiện cam kết về nhân quyền, dân quyền đi, thì phải có lộ trình, có các cơ chế giúp cho thực hành nhân quyền được tiến triển. Đằng này ta thấy phong trào xã hội dân sự trong những năm gần đây bị đàn áp mạnh. Nhà nước không còn bó hẹp phạm vi đàn áp mà đã mở rộng ra cả những tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, vốn trước đây không ai nghĩ bị đàn áp.”
Ông so sánh các cam kết trên với những cam kết gần đây của nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á:
“Cam kết này nó cũng giống như cam kết về giảm phát thải tới năm 2050 Thủ tướng Phạm Minh Chính hứa trong COP26. Hứa cho xong nhiệm kỳ ông ấy, cho đẹp truyền thông thôi."
Trong khi đó, ông Nguyễn Viết Dũng bằng trải nghiệm của bản thân nói rằng Nhà nước Việt Nam bất nhất trong nhiều vấn đề.
Khi ông bị bắt năm 2017, công an nói với ông rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, khi ông thi hành án tù sáu năm ở Trại giam Nam Hà vào năm 2022, ông được nghe trên đài truyền hình rằng Việt Nam đang xây dựng chiến lược để hoàn thiện nhà nước pháp quyền đến 2030 và định hướng đến năm 2045.
Ông cho rằng tám cam kết quốc tế trong tháng này của Việt Nam không nghiêm túc.
“Nhà nước Việt Nam không nghiêm túc với chính bản thân họ và với người dân Việt Nam thì làm sao mà họ cam kết có nghiêm túc với quốc tế được. Họ chưa bao giờ nghiêm túc về vấn đề này.”
Cựu sỹ quan tình báo Vũ Minh Trí thì đưa ra một lời bình luận ngắn gọn: “Việt Nam nêu thời hạn dự kiến thực hiện cam kết như vậy tức là chẳng cam kết gì.”
Phóng viên gửi email tới Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ và Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) với đề nghị bình luận về thời điểm Việt Nam thực hiện các cam kết trên, tuy nhiên chưa nhận được ngay phản hồi.
Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội… và Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích Chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền trầm trọng, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, thông tin, và tôn giáo. Hàng trăm người đang bị cầm tù chỉ vì thực thi hoặc cổ suý các quyền cơ bản trên.
Trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948-2023), Chính phủ Việt Nam đã gửi một văn bản với tám cam kết tới Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 (Human Rights 75 Secretariat) của Liên Hiệp quốc.
Thời hạn dự kiến thực hiện các cam kết trên là ngày 31/12/2099, tức là sau kỷ niệm 150 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, theo văn bản của Việt Nam được Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ đăng tải trên website chính thức.
Các cam kết bao gồm tăng cường nhà nước pháp quyền; bảo đảm tốt hơn tất cả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị; thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó ưu tiên giảm nghèo đa chiều, giảm thiểu bất bình đẳng, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; tăng cường giáo dục về quyền con người, không bỏ ai ở lại phía sau…
Trên bình diện toàn cầu và khu vực, Hà Nội cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất với tất cả các nước và các cơ chế của Liên Hiệp quốc về nhân quyền. Chính quyền độc đảng ở Việt Nam cam kết sẽ đóng góp thực chất hơn nữa cho hợp tác nhân quyền trong khối ASEAN, đặc biệt trong công việc của Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và thực hiện Tuyên bố Nhân quyền ASEAN.
Bình luận về thời điểm thực hiện các cam kết, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) nói với RFA trong ngày 26/12:
“Theo tôi, những cái cam kết đó đáng lẽ ra phải là nhiệm vụ đương nhiên của một chính phủ, của một Quốc hội và các cơ quan hữu quan ngay từ khi mới được bầu nếu đó thật sự một nhà nước của dân và do dân thay vì là cam kết đến một lúc nào đó, đặc biệt lại là cam kết với quốc tế đến năm 2099 nữa.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là từ giờ đến đó thì nhà nước này là nhà nước gì?!”
Các hướng dẫn của Ban thư ký Sáng kiến Nhân quyền 75 chỉ gợi ý thời hạn tương lai 25 năm sau cho các cam kết có thể được thực hiện để giải quyết các vấn đề dự kiến sẽ leo thang trong những năm tới. Không rõ lý do vì sao chính phủ Việt Nam lại đặt ra thời hạn 75 năm sau để thực hiện các cam kết sửa đổi.
Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga từng bị kết án năm (05) năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và mới mãn hạn tù vào tháng 3 năm nay. Trong tin nhắn gửi RFA, bà đặt câu hỏi về thời điểm mà Nhà nước Việt Nam đưa ra trong cam kết:
“Nội dung cam kết tuân thủ theo công ước nhân quyền quốc tế, vấn đề đặt ra là tại sao không thực hiện ngay từ bây giờ mà đến năm 2099? Có phải chăng nhân quyền là cái gì đó quá xa xỉ với nhà cầm quyền Việt Nam nên mới đặt ra mốc thời gian để thực hiện cam kết như đang đùa giỡn và xem thường công dân Việt Nam cũng như quốc tế?”
Bà cho rằng:
“Nhân quyền và dân quyền như không khí để thở mỗi ngày, là quyền lợi cơ bản của con người mặc nhiên phải được hưởng chứ không phải là món hàng để mua bán, mặc cả, hẹn lần lữa như vậy.”
Một nhà hoạt động ẩn danh ở Hà Nội, lý giải về thời điểm Việt Nam thực hiện cam kết:
“Tôi nghĩ là 2099 là một cái hạn đưa ra để họ mua thời gian thôi. Giả sử họ có lòng, muốn thực hiện cam kết về nhân quyền, dân quyền đi, thì phải có lộ trình, có các cơ chế giúp cho thực hành nhân quyền được tiến triển. Đằng này ta thấy phong trào xã hội dân sự trong những năm gần đây bị đàn áp mạnh. Nhà nước không còn bó hẹp phạm vi đàn áp mà đã mở rộng ra cả những tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, vốn trước đây không ai nghĩ bị đàn áp.”
Ông so sánh các cam kết trên với những cam kết gần đây của nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á:
“Cam kết này nó cũng giống như cam kết về giảm phát thải tới năm 2050 Thủ tướng Phạm Minh Chính hứa trong COP26. Hứa cho xong nhiệm kỳ ông ấy, cho đẹp truyền thông thôi."
Trong khi đó, ông Nguyễn Viết Dũng bằng trải nghiệm của bản thân nói rằng Nhà nước Việt Nam bất nhất trong nhiều vấn đề.
Khi ông bị bắt năm 2017, công an nói với ông rằng Việt Nam là nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, khi ông thi hành án tù sáu năm ở Trại giam Nam Hà vào năm 2022, ông được nghe trên đài truyền hình rằng Việt Nam đang xây dựng chiến lược để hoàn thiện nhà nước pháp quyền đến 2030 và định hướng đến năm 2045.
Ông cho rằng tám cam kết quốc tế trong tháng này của Việt Nam không nghiêm túc.
“Nhà nước Việt Nam không nghiêm túc với chính bản thân họ và với người dân Việt Nam thì làm sao mà họ cam kết có nghiêm túc với quốc tế được. Họ chưa bao giờ nghiêm túc về vấn đề này.”
Cựu sỹ quan tình báo Vũ Minh Trí thì đưa ra một lời bình luận ngắn gọn: “Việt Nam nêu thời hạn dự kiến thực hiện cam kết như vậy tức là chẳng cam kết gì.”
Phóng viên gửi email tới Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ và Uỷ ban Liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) với đề nghị bình luận về thời điểm Việt Nam thực hiện các cam kết trên, tuy nhiên chưa nhận được ngay phản hồi.
Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội… và Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích Chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền trầm trọng, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, thông tin, và tôn giáo. Hàng trăm người đang bị cầm tù chỉ vì thực thi hoặc cổ suý các quyền cơ bản trên.
Chính phủ Việt Nam cam kết tới cuối năm 2099 sẽ cải thiện nhân quyền: không nghiêm túc!
Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hiệp Quốc sẽ cải thiện hồ sơ nhân quyền và một số lĩnh vực khác với hạn thực hiện vào năm 2099.
www.rfa.org