Trước tình hình đó, tháng 3-1974, Quân ủy Trung ương (QUTƯ) quyết định: “Tiếp tục đẩy mạnh tiến công đánh bại một bước quan trọng kế hoạch bình định lấn chiếm phân tuyến của địch, giành dân, giành quyền làm chủ ở vùng đồng bằng và vùng ven đông dân, nhiều của; từng bước đưa phong trào đấu tranh chính trị ở thành thị tiến lên; đồng thời, chuẩn bị lực lượng, cơ sở, tạo điều kiện và thời cơ đẩy tới cao trào cách mạng”. Trên địa bàn Khu 5, thực hiện chủ trương của QUTƯ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 5 chủ trương đẩy mạnh tác chiến tiêu diệt một số chi khu quận lỵ kiên cố của địch... hoàn thành những “quả đấm chủ lực” mạnh đánh vỡ từng đoạn phòng ngự của địch ở chiến trường giáp ranh đồng bằng, mở rộng vùng giải phóng; đồng thời quyết định mở Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức do đồng chí Chu Huy Mân làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, đồng chí Nguyễn Chánh làm Phó tư lệnh.
Nhiệm vụ của chiến dịch nhằm tiêu diệt, làm tan rã và bắt gọn toàn bộ lực lượng quân ở khu vực Nông Sơn-Trung Phước và Thượng Đức, giải phóng dân. Tiến công đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng trên chính diện phòng ngự ở Tây Nam Quế Sơn để mở rộng vùng giải phóng; giải tỏa, kéo, thu hút và kèm giữ lực lượng cơ động địch, tạo sơ hở ở nông thôn, đồng bằng cho địa phương đánh phá bình định, giành dân, giành quyền làm chủ được thuận lợi. Tư tưởng chỉ đạo “Bí mật, bất ngờ, chuẩn bị chu đáo, tập trung lực lượng hợp lý, đánh thắng trận đầu, trận then chốt, tiêu diệt gọn, hiệu suất chiến đấu cao”. Trải qua quá trình chiến đấu (từ ngày 18-7 đến 25-8-1974), với nhiều hy sinh, tổn thất, Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức đã giành thắng lợi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thứ nhất, thắng lợi của chiến dịch góp phần làm phá sản kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch; tiếp tục mở rộng và giữ vững vùng giải phóng của ta trên địa bàn Khu 5.
Với thắng lợi của Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức, ta tiêu diệt hai cụm cứ điểm chi khu, quận lỵ, diệt và bức hàng 151 cứ điểm khác, phá 78 ấp và khu dồn dân; giải phóng Nông Sơn-Trung Phước, Thượng Đức, Tây Nam Quế Sơn, Tây Bắc Tam Kỳ; làm chủ 117.000 dân. Quân ta đã xóa bỏ một mắt xích phòng ngự vững chắc của địch, phá tan “cánh cửa thép”, uy hiếp trực tiếp phía Tây Nam Đà Nẵng.
Phối hợp với Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức, quân và dân các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã tích cực đánh địch, khiến hệ thống kìm kẹp của địch bị phá vỡ từng mảng lớn; kế hoạch lấn chiếm để phân vùng ở đồng bằng ven biển của chúng bị thất bại về cơ bản; hệ thống phòng ngự và các cứ điểm then chốt trong tuyến phòng ngự vòng ngoài cũng bị phá vỡ ở từng khu vực. Bộ đội địa phương và du kích hỗ trợ quần chúng phá ấp, “diệt 6 đồn, bức rút 8 chốt, phá 6 khu dồn dân, đưa 3.700 dân trở về làng cũ. Đại đội 2 (Duy Xuyên) và các tổ vũ trang tiến công khu dồn Xuyên Quang (Nam cầu Câu Lâu), diệt hội đồng xã và 6 dân vệ, hỗ trợ cho hơn 4.000 quần chúng ở Nam Đường 104 nổi dậy giành quyền làm chủ”.
Với những thắng lợi trên, Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; góp phần trực tiếp đánh bại “Kế hoạch bình định 3 năm 1973-1975” và âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn; mở rộng và giữ vững vùng giải phóng; tạo ra những điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tiến công năm 1975 trên địa bàn Khu 5.
Thứ hai, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức góp phần tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tạo tương quan lực lượng có lợi để ta tiếp tục giành những thắng lợi quyết định.
Với cách đánh sáng tạo, tinh thần chiến đấu anh dũng và quả cảm, kết thúc chiến dịch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10.000 tên địch (bắt 2.338 tên), thu 2.106 súng (có 4 khẩu pháo 105mm), 24 xe quân sự và nhiều vũ khí, đạn dược, trang bị, phương tiện quân sự. Sau Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức, cơ quan tham mưu chiến lược đã nắm và đánh giá chính xác về khả năng của ngụy quân Sài Gòn, phân tích sâu sắc, cụ thể hơn về tương quan lực lượng giữa địch và ta trên chiến trường; trong đó có khả năng can thiệp quân sự trở lại của đế quốc Mỹ. Đánh giá về điều này, Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định: “Khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch. Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi”.
Thứ ba, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức khẳng định bước trưởng thành về trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa bộ đội chủ lực với LLVT địa phương.
Lực lượng chủ lực đã tổ chức hiệu quả công tác hiệp đồng binh chủng đánh tiêu diệt địch và giải phóng những chi khu, quận lỵ, cụm cứ điểm, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị địch tăng viện; thu hút, căng kéo, kìm giữ lực lượng chủ lực địch, tạo thế và hỗ trợ cho bộ đội địa phương, du kích, đội công tác và phong trào nổi dậy của quần chúng, áp đảo địch, mở mảng, giành dân, tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn bốt, phá khu dồn, giành quyền làm chủ. LLVT địa phương luôn tạo điều kiện cho chủ lực tập trung lực lượng vào mục tiêu chủ yếu, trận then chốt, buộc địch phải phân tán lực lượng, bị động đối phó với thế trận của ta.
Trong quá trình tác chiến, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật đạt hiệu quả cao. Điển hình như khi tiến công Thượng Đức, các đơn vị chủ lực đã phối hợp với LLVT địa phương hình thành thế bao vây, chia cắt, cô lập Thượng Đức; lực lượng phòng không, pháo binh tổ chức chi viện hiệu quả cho Sư đoàn 304 đánh địch. Kết quả, ta đã bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 xe M-113 và tiêu diệt nhiều hỏa điểm, lô cốt địch. Bộ tư lệnh Quân khu 5 còn chỉ đạo các đơn vị chủ lực, LLVT địa phương đánh kho bom sân bay Đà Nẵng, đẩy mạnh các hoạt động tiến công địch ở khu vực Quế Sơn, Nghĩa Hành, nhằm chia lửa với Nông Sơn, Thượng Đức, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch.
LLVT địa phương phối hợp chặt chẽ với chủ lực, tham gia diệt trừ ác ôn và làm tan rã các lực lượng địch ở khu vực Nông Sơn-Trung Phước, Thượng Đức, phá các khu dồn, tổ chức và ổn định mọi mặt sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, mở các đợt hoạt động đánh vào sau lưng địch và trong lòng địch, nhất là đánh phá giao thông, đánh vào sân bay Đà Nẵng, Chu Lai... đẩy mạnh các hoạt động trong thành phố, khiến hậu phương địch bị xáo trộn. Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức khẳng định bước trưởng thành của bộ đội chủ lực và LLVT địa phương về trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cũng như đánh tiêu diệt gọn quân địch.
Thứ tư, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Chính trị tiếp tục hoàn thiện kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức được coi là một trong những “trận đánh lớn”. Lần đầu tiên trên chiến trường Khu 5, ta chọc thủng “cánh cửa thép” phía Tây Nam Đà Nẵng. Ngay sau đó, với mục đích tái chiếm Thượng Đức, các đơn vị dù-lực lượng tinh nhuệ của ngụy quân Sài Gòn cũng bị đánh quỵ.
Cùng với những thắng lợi trên các chiến trường miền Nam nửa cuối năm 1974, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức chứng tỏ: “Địch không còn khả năng chiếm lại các vị trí đã mất. Quân ta có đủ khả năng tiến công tiêu diệt quân địch”. Mặt khác, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức có giá trị “thăm dò phản ứng” của Mỹ sau khi rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và bước đầu khẳng định khả năng và mức độ can thiệp trở lại của Mỹ là không khả thi. Thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức năm 1974 là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Chính trị, QUTƯ và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nhận định: “Quân chủ lực nguỵ không thể đương đầu nổi với quân chủ lực ta”. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tiễn, đặc biệt là sau thắng lợi của Chiến dịch Phước Long cuối năm 1974, đầu 1975), tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 và nếu thời cơ đến thì giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Hiện nay, việc nghiên cứu và tìm ra những vấn đề mới nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, ý nghĩa của Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung vẫn là những yêu cầu mang tính thời sự. Đó cũng là hành động thiết thực để tri ân, tôn vinh đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và rút ra những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội hùng mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Phóng sự Điều tra xem các tin, bài liên quan.
Xem tiếp...
Nhiệm vụ của chiến dịch nhằm tiêu diệt, làm tan rã và bắt gọn toàn bộ lực lượng quân ở khu vực Nông Sơn-Trung Phước và Thượng Đức, giải phóng dân. Tiến công đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng trên chính diện phòng ngự ở Tây Nam Quế Sơn để mở rộng vùng giải phóng; giải tỏa, kéo, thu hút và kèm giữ lực lượng cơ động địch, tạo sơ hở ở nông thôn, đồng bằng cho địa phương đánh phá bình định, giành dân, giành quyền làm chủ được thuận lợi. Tư tưởng chỉ đạo “Bí mật, bất ngờ, chuẩn bị chu đáo, tập trung lực lượng hợp lý, đánh thắng trận đầu, trận then chốt, tiêu diệt gọn, hiệu suất chiến đấu cao”. Trải qua quá trình chiến đấu (từ ngày 18-7 đến 25-8-1974), với nhiều hy sinh, tổn thất, Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức đã giành thắng lợi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thứ nhất, thắng lợi của chiến dịch góp phần làm phá sản kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch; tiếp tục mở rộng và giữ vững vùng giải phóng của ta trên địa bàn Khu 5.
Với thắng lợi của Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức, ta tiêu diệt hai cụm cứ điểm chi khu, quận lỵ, diệt và bức hàng 151 cứ điểm khác, phá 78 ấp và khu dồn dân; giải phóng Nông Sơn-Trung Phước, Thượng Đức, Tây Nam Quế Sơn, Tây Bắc Tam Kỳ; làm chủ 117.000 dân. Quân ta đã xóa bỏ một mắt xích phòng ngự vững chắc của địch, phá tan “cánh cửa thép”, uy hiếp trực tiếp phía Tây Nam Đà Nẵng.
Phối hợp với Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức, quân và dân các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã tích cực đánh địch, khiến hệ thống kìm kẹp của địch bị phá vỡ từng mảng lớn; kế hoạch lấn chiếm để phân vùng ở đồng bằng ven biển của chúng bị thất bại về cơ bản; hệ thống phòng ngự và các cứ điểm then chốt trong tuyến phòng ngự vòng ngoài cũng bị phá vỡ ở từng khu vực. Bộ đội địa phương và du kích hỗ trợ quần chúng phá ấp, “diệt 6 đồn, bức rút 8 chốt, phá 6 khu dồn dân, đưa 3.700 dân trở về làng cũ. Đại đội 2 (Duy Xuyên) và các tổ vũ trang tiến công khu dồn Xuyên Quang (Nam cầu Câu Lâu), diệt hội đồng xã và 6 dân vệ, hỗ trợ cho hơn 4.000 quần chúng ở Nam Đường 104 nổi dậy giành quyền làm chủ”.
Với những thắng lợi trên, Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; góp phần trực tiếp đánh bại “Kế hoạch bình định 3 năm 1973-1975” và âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn; mở rộng và giữ vững vùng giải phóng; tạo ra những điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tiến công năm 1975 trên địa bàn Khu 5.
Thứ hai, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức góp phần tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tạo tương quan lực lượng có lợi để ta tiếp tục giành những thắng lợi quyết định.
Với cách đánh sáng tạo, tinh thần chiến đấu anh dũng và quả cảm, kết thúc chiến dịch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10.000 tên địch (bắt 2.338 tên), thu 2.106 súng (có 4 khẩu pháo 105mm), 24 xe quân sự và nhiều vũ khí, đạn dược, trang bị, phương tiện quân sự. Sau Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức, cơ quan tham mưu chiến lược đã nắm và đánh giá chính xác về khả năng của ngụy quân Sài Gòn, phân tích sâu sắc, cụ thể hơn về tương quan lực lượng giữa địch và ta trên chiến trường; trong đó có khả năng can thiệp quân sự trở lại của đế quốc Mỹ. Đánh giá về điều này, Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định: “Khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch. Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi”.
Thứ ba, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức khẳng định bước trưởng thành về trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng của bộ đội chủ lực, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa bộ đội chủ lực với LLVT địa phương.
Lực lượng chủ lực đã tổ chức hiệu quả công tác hiệp đồng binh chủng đánh tiêu diệt địch và giải phóng những chi khu, quận lỵ, cụm cứ điểm, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị địch tăng viện; thu hút, căng kéo, kìm giữ lực lượng chủ lực địch, tạo thế và hỗ trợ cho bộ đội địa phương, du kích, đội công tác và phong trào nổi dậy của quần chúng, áp đảo địch, mở mảng, giành dân, tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn bốt, phá khu dồn, giành quyền làm chủ. LLVT địa phương luôn tạo điều kiện cho chủ lực tập trung lực lượng vào mục tiêu chủ yếu, trận then chốt, buộc địch phải phân tán lực lượng, bị động đối phó với thế trận của ta.
Trong quá trình tác chiến, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật đạt hiệu quả cao. Điển hình như khi tiến công Thượng Đức, các đơn vị chủ lực đã phối hợp với LLVT địa phương hình thành thế bao vây, chia cắt, cô lập Thượng Đức; lực lượng phòng không, pháo binh tổ chức chi viện hiệu quả cho Sư đoàn 304 đánh địch. Kết quả, ta đã bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 xe M-113 và tiêu diệt nhiều hỏa điểm, lô cốt địch. Bộ tư lệnh Quân khu 5 còn chỉ đạo các đơn vị chủ lực, LLVT địa phương đánh kho bom sân bay Đà Nẵng, đẩy mạnh các hoạt động tiến công địch ở khu vực Quế Sơn, Nghĩa Hành, nhằm chia lửa với Nông Sơn, Thượng Đức, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch.
LLVT địa phương phối hợp chặt chẽ với chủ lực, tham gia diệt trừ ác ôn và làm tan rã các lực lượng địch ở khu vực Nông Sơn-Trung Phước, Thượng Đức, phá các khu dồn, tổ chức và ổn định mọi mặt sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, mở các đợt hoạt động đánh vào sau lưng địch và trong lòng địch, nhất là đánh phá giao thông, đánh vào sân bay Đà Nẵng, Chu Lai... đẩy mạnh các hoạt động trong thành phố, khiến hậu phương địch bị xáo trộn. Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức khẳng định bước trưởng thành của bộ đội chủ lực và LLVT địa phương về trình độ tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, cũng như đánh tiêu diệt gọn quân địch.
Thứ tư, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Chính trị tiếp tục hoàn thiện kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức được coi là một trong những “trận đánh lớn”. Lần đầu tiên trên chiến trường Khu 5, ta chọc thủng “cánh cửa thép” phía Tây Nam Đà Nẵng. Ngay sau đó, với mục đích tái chiếm Thượng Đức, các đơn vị dù-lực lượng tinh nhuệ của ngụy quân Sài Gòn cũng bị đánh quỵ.
Cùng với những thắng lợi trên các chiến trường miền Nam nửa cuối năm 1974, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức chứng tỏ: “Địch không còn khả năng chiếm lại các vị trí đã mất. Quân ta có đủ khả năng tiến công tiêu diệt quân địch”. Mặt khác, Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức có giá trị “thăm dò phản ứng” của Mỹ sau khi rút quân khỏi miền Nam Việt Nam và bước đầu khẳng định khả năng và mức độ can thiệp trở lại của Mỹ là không khả thi. Thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức năm 1974 là một trong những cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Chính trị, QUTƯ và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nhận định: “Quân chủ lực nguỵ không thể đương đầu nổi với quân chủ lực ta”. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tiễn, đặc biệt là sau thắng lợi của Chiến dịch Phước Long cuối năm 1974, đầu 1975), tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-1-1975, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976 và nếu thời cơ đến thì giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Hiện nay, việc nghiên cứu và tìm ra những vấn đề mới nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, ý nghĩa của Chiến thắng Nông Sơn-Thượng Đức trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nói chung vẫn là những yêu cầu mang tính thời sự. Đó cũng là hành động thiết thực để tri ân, tôn vinh đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và rút ra những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội hùng mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Phóng sự Điều tra xem các tin, bài liên quan.
Xem tiếp...