Chấn chỉnh tinh thần thực thi nhiệm vụ

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Thực tế người đứng đầu chính quyền các cấp nhiều nơi cũng nhấn mạnh một số công chức, viên chức thời gian qua chưa đề cao trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan trong hoạt động công vụ và hoạt động nghề nghiệp; ý thức kỷ luật lao động chưa cao, chưa chấp hành tốt quy định về văn hóa công sở, quy định về nếp sống văn minh. Một số nơi, cán bộ vi phạm quy định về việc sử dụng thời gian làm việc; đạo đức công vụ chưa tốt; một số người lợi dụng vị trí công tác để tư lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng nêu trên là công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ về nghĩa vụ, đạo đức công vụ, văn hóa công vụ, tinh thần trách nhiệm và quy định về kỷ luật, kỷ cương của một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, quyết liệt. Trách nhiệm quản lý của lãnh đạo các cấp, nhất là người đứng đầu chưa kịp thời, chậm phát hiện cá nhân vi phạm, khi phát hiện thì xử lý xuê xoa, rút kinh nghiệm chung chung, dẫn đến nhiều cán bộ, công chức, viên chức “nhờn”, chấp hành không nghiêm túc; từ đó làm suy giảm ý thức trách nhiệm, coi thường kỷ cương, kỷ luật, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.


Hiện nay nội quy, quy chế của nhiều cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, có nơi còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở dễ bị lợi dụng vi phạm, trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, việc thực hiện nhiệm vụ chưa thường xuyên, còn nặng tính hình thức, làm cho có.


Theo phản ánh, hiện nay nội quy, quy chế của nhiều cơ quan, đơn vị chưa đầy đủ, có nơi còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở dễ bị lợi dụng vi phạm, trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, việc thực hiện nhiệm vụ chưa thường xuyên, còn nặng tính hình thức, làm cho có.

Ngày 23/5/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị quy định về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


Thể chế hóa Quy định số 148, Bộ Nội vụ vừa đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định số 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức với nội dung mới, quan trọng nhất là bổ sung quy định về tạm đình chỉ công tác đối với công chức trong trường hợp cần thiết, nhấn mạnh hành vi cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao; sẽ bị tạm đình chỉ công tác và xem xét xử lý trách nhiệm.

Nội dung này khi được ban hành và triển khai nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả kịp thời cả trước mắt và lâu dài, có tác dụng lan tỏa sâu rộng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người thừa hành nhiệm vụ. Nhưng gắn với đó, cần tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp mang tính bền vững, nhất là việc thực hiện Nghị định số 73/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung nhằm xây dựng môi trường công vụ thuận lợi để đội ngũ yên tâm thực hiện trách nhiệm. Đây được xác định là khâu mấu chốt để thực hiện việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm.

Yêu cầu đặt ra nữa là các cấp, ngành, địa phương cần chú trọng hơn nữa việc động viên, khen thưởng tổ chức, cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin về sai phạm trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ và hoạt động nghề nghiệp; coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng là các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Bởi vì, để nêu cao tinh thần trách nhiệm, yêu cầu đặt ra trước hết là phải xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức thì tổ chức, đơn vị đó mới hoạt động hiệu quả.

Mặt khác, để động viên, khuyến khích khắc phục thói lười biếng, vô trách nhiệm, ỷ lại, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phát hiện và xử lý kịp thời những cá nhân vi phạm, thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống; kịp thời rà soát, thay thế hoặc xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức không dám làm, né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, để trì trệ công việc được giao.

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom