Ông Mẫn Bá Tuyền - CEO Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long nhận định bất động sản Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội phát triển ở nhiều phân khúc.
Thị trường bất động sản Thanh Hóa đang tăng trưởng và phát huy vị thế của một cực tăng trưởng khu vực Bắc Trung Bộ, mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới với các loại hình sản phẩm đa dạng, bài bản đến từ các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
Ông Mẫn Bá Tuyền - CEO Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long nhận định, Thanh Hóa là một tỉnh lớn với dân số đứng thứ 3 và diện tích lớn thứ 5 cả nước, hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên, văn hóa, lịch sử để phát triển.
Ông Mẫn Bá Tuyền - CEO Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long. Ảnh: Việt Long Group
Tốc độ tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 11,5%, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 3 cả nước. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.
Trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Cao tốc Mai Sơn - Cao Bồ đưa vào hoạt động và kế hoạch mở rộng thành 6 làn xe, giờ đây thời gian đi Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại rút ngắn từ 3 tiếng nay chỉ còn 2 tiếng. Thanh Hóa trở thành điểm sáng của thị trường địa ốc khu vực Bắc Trung Bộ.
Tỉnh còn có hệ thống giao thông đường biển, đường sắt, đặc biệt là Cảng hàng không Thọ Xuân sẽ được kiến nghị thành sân bay quốc tế quy mô 5 triệu khách, giúp kích cầu phát triển kinh tế và hạ tầng trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo ông Tuyền, Thanh Hóa còn được định hướng theo Nghị quyết 58 với cơ chế xây dựng và phát triển tỉnh thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư vào 4 địa phương trọng điểm gồm Sầm Sơn: chủ trương phát triển du lịch; Nghi Sơn: cảng nước sâu, công nghiệp nặng; Bỉm Sơn: công nghiệp vật liệu xây dựng và cuối cùng là Lam Sơn (khu vực Triệu Sơn, Thọ Xuân): công nghiệp công nghệ cao.
Quy hoạch bài bản, định phát triển kinh tế rõ ràng, quỹ đất còn rẻ, dư địa tăng trưởng còn rộng lớn là những ưu thế của tỉnh, ông Tuyền đánh giá.
Công trình biểu tượng của Thanh Hóa. Ảnh: Sở kể hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Ông Mẫn Bá Tuyền chia sẻ bất động sản Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội ở nhiều phân khúc. Theo đà phát triển, khi quỹ đất dành cho bất động sản ở các tỉnh thành khu vực xung quanh Hà Nội ngày càng "chật chội" và giá có xu hướng tăng cao, các nhà đầu tư sẽ hướng đến những tỉnh đang được chú trọng đầu tư công, vốn FDI đầu tư lớn.
Đặc biệt, hấp lực xứ Thanh cũng ngày càng rõ nét khi chứng kiến hàng loạt ông lớn địa ốc đổ bộ, bung hàng. Các doanh nghiệp lớn "đi trước mở đường" cho bất động sản Thanh Hóa còn tạo ra dư địa, lôi kéo các nhà đầu tư thứ cấp đến gia nhập thị trường trong tương lai.
Trong vài năm tới, bất động sản Thanh Hóa sẽ theo kịp các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và dần bứt phá trên tất cả các phân khúc từ bất động sản công nghiệp, du lịch và đô thị trong dài hạn, ông Tuyền đánh giá.
Yên Chi
Xem tiếp...
Thị trường bất động sản Thanh Hóa đang tăng trưởng và phát huy vị thế của một cực tăng trưởng khu vực Bắc Trung Bộ, mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới với các loại hình sản phẩm đa dạng, bài bản đến từ các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
Ông Mẫn Bá Tuyền - CEO Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long nhận định, Thanh Hóa là một tỉnh lớn với dân số đứng thứ 3 và diện tích lớn thứ 5 cả nước, hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên, văn hóa, lịch sử để phát triển.
Ông Mẫn Bá Tuyền - CEO Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long. Ảnh: Việt Long Group
Tốc độ tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 11,5%, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 3 cả nước. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.
Trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Cao tốc Mai Sơn - Cao Bồ đưa vào hoạt động và kế hoạch mở rộng thành 6 làn xe, giờ đây thời gian đi Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại rút ngắn từ 3 tiếng nay chỉ còn 2 tiếng. Thanh Hóa trở thành điểm sáng của thị trường địa ốc khu vực Bắc Trung Bộ.
Tỉnh còn có hệ thống giao thông đường biển, đường sắt, đặc biệt là Cảng hàng không Thọ Xuân sẽ được kiến nghị thành sân bay quốc tế quy mô 5 triệu khách, giúp kích cầu phát triển kinh tế và hạ tầng trong thời gian tới.
Ngoài ra, theo ông Tuyền, Thanh Hóa còn được định hướng theo Nghị quyết 58 với cơ chế xây dựng và phát triển tỉnh thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư vào 4 địa phương trọng điểm gồm Sầm Sơn: chủ trương phát triển du lịch; Nghi Sơn: cảng nước sâu, công nghiệp nặng; Bỉm Sơn: công nghiệp vật liệu xây dựng và cuối cùng là Lam Sơn (khu vực Triệu Sơn, Thọ Xuân): công nghiệp công nghệ cao.
Quy hoạch bài bản, định phát triển kinh tế rõ ràng, quỹ đất còn rẻ, dư địa tăng trưởng còn rộng lớn là những ưu thế của tỉnh, ông Tuyền đánh giá.
Công trình biểu tượng của Thanh Hóa. Ảnh: Sở kể hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Ông Mẫn Bá Tuyền chia sẻ bất động sản Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội ở nhiều phân khúc. Theo đà phát triển, khi quỹ đất dành cho bất động sản ở các tỉnh thành khu vực xung quanh Hà Nội ngày càng "chật chội" và giá có xu hướng tăng cao, các nhà đầu tư sẽ hướng đến những tỉnh đang được chú trọng đầu tư công, vốn FDI đầu tư lớn.
Đặc biệt, hấp lực xứ Thanh cũng ngày càng rõ nét khi chứng kiến hàng loạt ông lớn địa ốc đổ bộ, bung hàng. Các doanh nghiệp lớn "đi trước mở đường" cho bất động sản Thanh Hóa còn tạo ra dư địa, lôi kéo các nhà đầu tư thứ cấp đến gia nhập thị trường trong tương lai.
Trong vài năm tới, bất động sản Thanh Hóa sẽ theo kịp các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và dần bứt phá trên tất cả các phân khúc từ bất động sản công nghiệp, du lịch và đô thị trong dài hạn, ông Tuyền đánh giá.
Yên Chi
Xem tiếp...