VÌ SAO PHÁP BẮT GIỮ PAVEL DUROV (CEO) TELEGRAM
Pavel Durov, sinh năm 1984, là doanh nhân gốc Nga, sinh ra ở Leningrad và hiện có các quốc tịch Nga, Pháp, UAE, Saint Kitts và Nevis (quốc gia vùng Caribe).
Ông sáng lập Telegram năm 2013 và nhấn mạnh nền tảng này đề cao quyền riêng tư và chống lại sự kiểm duyệt của chính phủ.
Năm 2014, Durov rời Nga sau khi từ chối yêu cầu của chính phủ về việc đóng cửa các cộng đồng đối lập trên nền tảng do ông sáng lập trước đó là VKontakte. Ông sau này khẳng định việc rời Nga vì không thể nhận lệnh từ bất kỳ chính phủ nào, đồng thời bác nghi vấn Telegram bị Nga kiểm soát, gọi đó là tin đồn nhảm.
Năm 2017, nhà sáng lập Telegram chuyển đến Dubai sinh sống, năm 2021, Durov nhập tịch trở thành công dân Pháp, và đổi tên thành Paul du Rove.
Để tránh sự kiểm duyệt từ phương Tây, Durov đặt trụ sở và máy chủ của Telegram tại Dubai. Ông nói lý do chọn thành phố ở UAE là vì đây là nơi tốt nhất cho một "nền tảng trung lập".
Những năm gần đây, Telegram liên tục nâng cấp và sử dụng mạng lưới máy chủ phân tán để lưu trữ dữ liệu người dùng. Điều này giúp Telegram chống chọi tốt hơn trước các cuộc tấn công mạng, đảm bảo tính sẵn sàng của dịch vụ. Số lượng trung tâm dữ liệu của Telegram có thể thay đổi theo thời gian dựa theo người dùng và chiến lược của công ty.
Từ năm 2014 đến 2021, Telegram đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng từ các nước vì nhiều nhóm sử dụng nền tảng để tổ chức biểu tình cũng như chia sẻ nội dung cực đoan. Durov tiếp tục từ chối kiểm duyệt và xây dựng hình ảnh như một người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền tự do ngôn luận.
Trong khoảng 2022-2023, áp lực lên Telegram ngày càng tăng khi các chính phủ mạnh tay hơn, yêu cầu kiểm duyệt chặt chẽ để chống lại nội dung bất hợp pháp. Nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn xảy ra ở nhiều nước cũng được cho là xuất phát từ những nhóm ngầm trên nền tảng này.
Tháng 4/2024, trả lời nhà báo Mỹ Tucker Carlson, CEO Telegram nói nền tảng đang lan rộng và tự tin sẽ đạt mốc một tỷ người dùng trong năm 2025. Tuy nhiên, ông khi đó cũng tiết lộ điều đáng báo động là đang nhận được quá nhiều sự chú ý từ cơ quan an ninh Mỹ, gồm cả Cục điều tra liên bang (FBI). Durov cũng tố cáo Mỹ đã cố thuê một trong các kỹ sư đang làm tại Telegram để tìm "cửa hậu" truy cập nền tảng. FBI không trả lời khi được Reuters đề nghị bình luận về phát ngôn này.
Khoảng 20h ngày 24/8, kênh truyền hình TF1 dẫn nguồn giấu tên cho biết Durov bị bắt tại sân bay Paris-Le Bourget, ngoại ô Paris sau khi đến đây từ Azerbaijan bằng máy bay riêng. OFMIN, cơ quan chịu trách nhiệm ngăn chặn bạo lực chống lại trẻ vị thành niên của Pháp, phát lệnh bắt Durov với cáo buộc Telegram không có đủ người kiểm duyệt, thiếu hợp tác với chính quyền. Cảnh sát tin tình trạng trên cùng tính năng mã hóa của Telegram đã tạo điều kiện cho hoạt động tội phạm diễn ra mà không bị ngăn chặn, khiến Durov có thể bị coi là đồng phạm trong hoạt động buôn bán ma túy, bạo lực mạng, gian lận, tội phạm có tổ chức, kích động khủng bố.
CEO Telegram bị bắt, tại sao Nga lại phản ứng ngay lập tức và quyết liệt
Trên máy bay, Durov dường như đã nhận được tin báo rằng cảnh sát Pháp đang đợi anh ở sân bay: vào phút cuối anh muốn chuyển hướng máy bay, không hạ cánh xuống Paris. Máy bay đột ngột thay đổi đường bay qua thành phố Reims của Pháp. Máy bay quay vòng và hướng về phía nam đất nước vào khoảng 19h10 giờ địa phương, và 20 phút trước khi hạ cánh theo lịch trình. Điều thú vị là 5 phút sau, máy bay quay trở lại hành lang dẫn đến Le Bourget ở Paris. Các phi công có lẽ đã bị chính quyền và kiểm soát viên không lưu Pháp buộc phải làm như vậy...và bị tóm!
Theo truyền thông Pháp, các công tố viên ở Paris có kế hoạch buộc tội người đàn ông 39 tuổi này về tội đồng lõa trong buôn bán ma túy, tội ấu dâm và lừa đảo. Giới chức trách Pháp cho rằng việc Telegram không đủ khả năng kiểm duyệt nội dung, các công cụ mã hóa mạnh mẽ và thiếu hợp tác với cảnh sát đã cho phép tội phạm phát triển mạnh trên ứng dụng.
Ngày sau khi Durov bị bắt, Đại sứ quán Nga tại Paris nói rằng họ đã thực hiện các “bước đi ngay lập tức” để làm rõ tình hình. Nhưng Pháp ngăn cản các quan chức đại sứ quán Nga tại Paris đến thăm Pavel Durov.
Đại diện Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna Mikhail Ulyanov và một số chính trị gia Nga khác đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích Pháp. Một số blogger Nga đã kêu gọi biểu tình tại các đại sứ quán Pháp trên khắp thế giới để phản đối hành động của nước này.
Vụ bắt giữ đã vấp phải chỉ trích gay gắt của Nga. Moscow đề nghị Pháp lập tức giải thích về động thái này. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, Pháp có thể phải trả giá đắt cho việc bắt giữ nhà sáng lập Telegram
Tại sao CQ Putin lại phản ứng quyết liệt vụ bắt bớ một CEO Telegram người Nga khi mà ông ta không còn công ty ở Nga nữa ?
Sau khi CEO của Telegram Pavel Durov bị bắt. Cơ quan thực thi pháp luật Nga, chính quyền Putin và các quan chức khác đã được chỉ thị của Kremlin xóa các trao đổi của họ trên Telegram.
Telegram đã bị Putin ép bán linh hồn cho Tổng cục An ninh (FSB) Liên bang Nga
Đứng sau Telegram là các cơ quan An ninh và Tình báo Nga
"Toàn bộ mạng lưới tình báo Nga ở châu Âu có thể sụp đổ" - theo người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch Kovalenko.
Và đây là kênh truyền tải thông tin sai lệch quan trọng có nguồn gốc từ Nga được chính quyền Putin bảo hộ.
Đưa Telegram ra nước ngoài; Trò che mắt của FSB đã bị phương tây định vị
Sống lưu vong ở Dubai, sự độc lập giả tạo của Durov không thuyết phục được mọi người, dường như không thể nào ông có thể đạt được nhiều thành công như vậy ở Nga nếu không có bất kỳ mối liên hệ nào với quyền lực của Nga.
Trên các kênh có thể tập hợp hàng nghìn người, Telegram là kênh truyền tải thông tin sai lệch quan trọng có nguồn gốc từ Nga, Hàng loạt Nhà báo, Bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động bị bắt tại Nga đều đã từng sử dụng kênh này .
Phải chăng Telegram chính là sân sau của FSB chuyên săn lùng bắt bớ hàng ngàn người bất đồng chính kiến?
Sự trả đũa ngọt ngào của Macron đối với Putin
Sau một loạt các vụ quân đội Pháp bị hất cẳng khỏi 5 nước Bắc phi do Nga kích động thông qua tập đoàn Wagner ?
Macron không còn gì để nói với Putin nữa ngoài việc trả đũa !
Các cơ quan tình báo Pháp có thể đã thực hiện được bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực thông tin trong nhiều thập kỷ.
Telegram là ứng dụng nhắn tin duy nhất được quân đội Nga và các quan chức Nga sử dụng tích cực mà Putin không hề ngăn cấm .
Hiện nay, ở Nga đang có sự hoảng loạn trong nội bộ lãnh đạo Nga rằng "ứng dụng nhắn tin đáng tin cậy duy nhất của Nga là Telegram, có thể sẽ nằm dưới sự kiểm soát của phương Tây" người đứng đầu Trung tâm Chống thông tin sai lệch Nga Kovalenko cho biết .
FSB Hoảng loạn
Theo Kovalenko, "Vụ án Durov là một thất bại của Moscow, mà toàn bộ đoàn tùy tùng của Putin, từ Vaino đến Patrushev, đều phải chịu trách nhiệm",
"Durov bị cáo buộc không hợp tác với cảnh sát Pháp trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy. Trong những tháng tới, Nga có thể bị cáo buộc buôn bán ma túy ở châu Âu. Tổng cục Bộ Tổng tham mưu sẽ phải đối mặt với thời kỳ khó khăn, vì họ được coi là "người chịu trách nhiệm" chính cho lĩnh vực gián điệp này.
Với sự hoảng loạn toàn diện của Điện Kremlin liên quan đến vụ bắt giữ Durov, rõ ràng Durov là một nhân vật quan trọng của Điện Kremlin và sẽ có những tác động trực tiếp trên thực địa đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Họ gọi ông ta là "Trưởng phòng truyền thông của Lực lượng vũ trang Nga"
DP. ( Tổng hợp )