Nhiều tàu chở khách du lịch tuyến đảo Vân Đồn đi Cô Tô, Quan Lạn phải nằm bờ do không mua được nhiên liệu vì cây xăng không đồng ý bán vào can.
Ngày 26/10, một số tàu chở khách du lịch chạy tuyến cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) đi ra các đảo của Quảng Ninh như Cô Tô, Quan Lạn… phản ánh phải nằm bờ do không mua được nhiên liệu.
Tàu nằm bờ vì không được bán xăng vào can
Trao đổi với Zing, anh Vy chủ đội tàu cao tốc Hoàng Vy, cho biết hơn 3 năm nay, đội tàu của anh thường mang can đi mua nhiên liệu tại cây xăng thuộc Công ty TNHH Thủy sản - thương mại Vân Đồn tại Khu đô thị Thống Nhất, thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn.
Anh Vy chia sẻ, do khu vực không có cây xăng trên biển nên anh thường chuẩn bị dụng cụ chứa nhiên liệu để đến cây xăng trên mua và chuyển về cho đội tàu.
Tuy nhiên, từ ngày hôm qua (25/10) đại diện cây xăng này thông báo không bán nhiên liệu vào can cho đội tàu của anh nữa.
“Lâu nay chúng tôi vẫn mua xăng dầu vào can rồi đem ra tàu. Giờ không bán nữa thì chúng tôi không biết làm như thế nào do tàu, xuồng hoạt động trên biển không thể ghé vào cây xăng trên bờ được. Trong khi đó, cả huyện chỉ có một cây xăng”, anh Vy chia sẻ.
Chủ tàu Hoàng Vy thông tin thêm không chỉ đội tàu của anh mà nhiều tàu đánh cá và chở khách cũng phải dừng hoạt động nằm bờ do không mua được nhiên liệu.
Nếu tiếp tục tình trạng này, cuối tuần tới lượng khách đi du lịch các tuyến đảo sẽ không biết lấy tàu ở đâu để phục vụ, bởi hầu như các tàu đẹp, hiện đại đều chạy bằng xăng.
Không chỉ các tàu chở khách mà còn có hàng trăm phương tiện chạy bằng xăng như xuồng bay, xuồng công tác của cơ quan nhà nước.
Đại diện một đội tàu chở khách du lịch chuyên tuyến Vân Đồn - Cô Tô, cho biết trời gian gần đây cây xăng này thường xuyên có tình trạng “găm hàng” đợi thay đổi giá.
Do không còn chỗ nào khác nên nhiều đơn vị chạy tàu phải chấp nhận đợi cây xăng hoặc phải di chuyển về khu vực Hạ Long, Cẩm Phả để tiếp nhiên liệu.
Theo các chủ tàu du lịch, động thái này của cây xăng nhằm hạn chế bán xăng vì lý do càng bán càng lỗ. Một số chủ tàu đã thỏa thuận với cây xăng theo hướng sẽ bù 500 đồng/lít xăng cho cây xăng nhưng không được đồng ý.
Mỗi lần đổ xăng không quá 100 lít, phải có hợp đồng
Theo thông báo của Công ty TNHH Thủy sản - thương mại Vân Đồn - đơn vị sở hữu cây xăng dầu trên bờ duy nhất ở huyện Vân Đồn, do gần đây công ty được chiết khấu rất thấp, chỉ 0-50 đồng/lít và hiện tại mức chiết khấu là 0 đồng/lít, nên công ty không cầm cự được.
“Công ty phải chịu rất nhiều chi phí, từ nhập hàng, vận tải, chi phí bán hàng, trả lương cho người lao động, khấu hao, vay lãi… Mọi khó khăn cứ kéo dài như thế, công ty không thể cố gắng thêm được nữa”, báo cáo của đơn vị quản lý cây xăng gửi các cơ quan quản lý liên quan của tỉnh Quảng Ninh cho biết.
Để giải quyết khó khăn và duy trì ổn định sản xuất của khách hàng, đơn vị quản lý cây xăng này không bán hàng ghi sổ nợ như trước đây mà thay bằng hình thức thanh toán trước. Giá trị sẽ có bản thỏa thuận thương lượng đối với từng trường hợp.
Đặc biệt, công ty chỉ cấp hàng đối với những khách hàng truyền thống mua hàng và có ký hợp đồng với công ty.
Đối với các xe mua dầu phục vụ công trình, công ty chỉ cấp vào mỗi xe không quá 100 lít cho một lần mua.
Ngoài ra, cây xăng từ chối bán hàng đối với những trường hợp không ký hợp đồng mua hàng, nhất là đối với những trường hợp mua hàng với số lượng lớn, đột biến mà không thông báo trước cho công ty.
Sở Công Thương vào cuộc kiểm tra
Trước phản ánh việc chủ cây xăng ra thông báo không đổ xăng vào can đựng cho các tàu du lịch, chỉ đồng ý cho các khách hàng truyền thống mua hàng và có ký hợp đồng với công ty, bà Nguyễn Hoài Thương, Phó giám đốc Sở Công Thương, cho biết đã tiếp nhận thông tin và cử lực lượng đến cây xăng kiểm tra.
Theo đó, Sở xác nhận có việc cây xăng dán thông báo chỉ bán cho khách hàng truyền thống và có ký hợp đồng. Sở Công Thương đã yêu cầu chủ cây xăng chấn chỉnh loại bỏ quy định trên và yêu cầu cây xăng tuân thủ các quy định của pháp luật.
“Sở đã cho các cơ quan chuyên môn kiểm tra lại và yêu cầu chủ cây xăng gỡ bỏ các quy định như chỉ bán 100 lít và chỉ bán theo hợp đồng. Những quy định này là không đúng”, bà Thương chia sẻ.
Bà Thương thông tin thêm, theo quy định, các cửa hàng bán nhiên liệu không được bán và đổ nhiên liệu vào can và các dụng cụ chứa xăng do không đảm bảo an toàn, nguy cơ cháy nổ rất cao.
“Quy định bán trong can trong chai là sai, các cửa hàng về nguyên tắc không được bán trong can, trong chai. Từ trước đến nay các cây xăng thường 'linh động' đổ vào can cho khách hàng”, bà Thương nói.
Đại diện Sở Công Thương cho biết trên khu vực huyện đảo Vân Đồn vẫn có những cây xăng dầu tiếp nhiên liệu trên biển cho các tàu, thuyền. Các chủ tàu không nhất thiết phải xách can lên các cây xăng ở trên bờ để mua xăng.
Trong trường hợp các tàu thực sự cần kíp và chưa mua được nhiên liệu để di chuyển có thể liên hệ trực tiếp với Sở Công Thương Quảng Ninh qua đường dây nóng để trao đổi và có biện pháp tiếp nhiên liệu hợp lý.
Ngày 26/10, một số tàu chở khách du lịch chạy tuyến cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) đi ra các đảo của Quảng Ninh như Cô Tô, Quan Lạn… phản ánh phải nằm bờ do không mua được nhiên liệu.
Tàu nằm bờ vì không được bán xăng vào can
Trao đổi với Zing, anh Vy chủ đội tàu cao tốc Hoàng Vy, cho biết hơn 3 năm nay, đội tàu của anh thường mang can đi mua nhiên liệu tại cây xăng thuộc Công ty TNHH Thủy sản - thương mại Vân Đồn tại Khu đô thị Thống Nhất, thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn.
Anh Vy chia sẻ, do khu vực không có cây xăng trên biển nên anh thường chuẩn bị dụng cụ chứa nhiên liệu để đến cây xăng trên mua và chuyển về cho đội tàu.
Tuy nhiên, từ ngày hôm qua (25/10) đại diện cây xăng này thông báo không bán nhiên liệu vào can cho đội tàu của anh nữa.
“Lâu nay chúng tôi vẫn mua xăng dầu vào can rồi đem ra tàu. Giờ không bán nữa thì chúng tôi không biết làm như thế nào do tàu, xuồng hoạt động trên biển không thể ghé vào cây xăng trên bờ được. Trong khi đó, cả huyện chỉ có một cây xăng”, anh Vy chia sẻ.
|
Tàu nằm không trên bến cảng Cái Rồng do cây xăng không đồng ý bán nhiên liệu vào can. Ảnh: H.N. |
Chủ tàu Hoàng Vy thông tin thêm không chỉ đội tàu của anh mà nhiều tàu đánh cá và chở khách cũng phải dừng hoạt động nằm bờ do không mua được nhiên liệu.
Nếu tiếp tục tình trạng này, cuối tuần tới lượng khách đi du lịch các tuyến đảo sẽ không biết lấy tàu ở đâu để phục vụ, bởi hầu như các tàu đẹp, hiện đại đều chạy bằng xăng.
Không chỉ các tàu chở khách mà còn có hàng trăm phương tiện chạy bằng xăng như xuồng bay, xuồng công tác của cơ quan nhà nước.
Đại diện một đội tàu chở khách du lịch chuyên tuyến Vân Đồn - Cô Tô, cho biết trời gian gần đây cây xăng này thường xuyên có tình trạng “găm hàng” đợi thay đổi giá.
Do không còn chỗ nào khác nên nhiều đơn vị chạy tàu phải chấp nhận đợi cây xăng hoặc phải di chuyển về khu vực Hạ Long, Cẩm Phả để tiếp nhiên liệu.
Theo các chủ tàu du lịch, động thái này của cây xăng nhằm hạn chế bán xăng vì lý do càng bán càng lỗ. Một số chủ tàu đã thỏa thuận với cây xăng theo hướng sẽ bù 500 đồng/lít xăng cho cây xăng nhưng không được đồng ý.
Mỗi lần đổ xăng không quá 100 lít, phải có hợp đồng
Theo thông báo của Công ty TNHH Thủy sản - thương mại Vân Đồn - đơn vị sở hữu cây xăng dầu trên bờ duy nhất ở huyện Vân Đồn, do gần đây công ty được chiết khấu rất thấp, chỉ 0-50 đồng/lít và hiện tại mức chiết khấu là 0 đồng/lít, nên công ty không cầm cự được.
“Công ty phải chịu rất nhiều chi phí, từ nhập hàng, vận tải, chi phí bán hàng, trả lương cho người lao động, khấu hao, vay lãi… Mọi khó khăn cứ kéo dài như thế, công ty không thể cố gắng thêm được nữa”, báo cáo của đơn vị quản lý cây xăng gửi các cơ quan quản lý liên quan của tỉnh Quảng Ninh cho biết.
Để giải quyết khó khăn và duy trì ổn định sản xuất của khách hàng, đơn vị quản lý cây xăng này không bán hàng ghi sổ nợ như trước đây mà thay bằng hình thức thanh toán trước. Giá trị sẽ có bản thỏa thuận thương lượng đối với từng trường hợp.
Đặc biệt, công ty chỉ cấp hàng đối với những khách hàng truyền thống mua hàng và có ký hợp đồng với công ty.
Đối với các xe mua dầu phục vụ công trình, công ty chỉ cấp vào mỗi xe không quá 100 lít cho một lần mua.
Ngoài ra, cây xăng từ chối bán hàng đối với những trường hợp không ký hợp đồng mua hàng, nhất là đối với những trường hợp mua hàng với số lượng lớn, đột biến mà không thông báo trước cho công ty.
Sở Công Thương vào cuộc kiểm tra
Trước phản ánh việc chủ cây xăng ra thông báo không đổ xăng vào can đựng cho các tàu du lịch, chỉ đồng ý cho các khách hàng truyền thống mua hàng và có ký hợp đồng với công ty, bà Nguyễn Hoài Thương, Phó giám đốc Sở Công Thương, cho biết đã tiếp nhận thông tin và cử lực lượng đến cây xăng kiểm tra.
Theo đó, Sở xác nhận có việc cây xăng dán thông báo chỉ bán cho khách hàng truyền thống và có ký hợp đồng. Sở Công Thương đã yêu cầu chủ cây xăng chấn chỉnh loại bỏ quy định trên và yêu cầu cây xăng tuân thủ các quy định của pháp luật.
“Sở đã cho các cơ quan chuyên môn kiểm tra lại và yêu cầu chủ cây xăng gỡ bỏ các quy định như chỉ bán 100 lít và chỉ bán theo hợp đồng. Những quy định này là không đúng”, bà Thương chia sẻ.
Cảng Cái Rồng. Ảnh: Hiếu Công. |
Bà Thương thông tin thêm, theo quy định, các cửa hàng bán nhiên liệu không được bán và đổ nhiên liệu vào can và các dụng cụ chứa xăng do không đảm bảo an toàn, nguy cơ cháy nổ rất cao.
“Quy định bán trong can trong chai là sai, các cửa hàng về nguyên tắc không được bán trong can, trong chai. Từ trước đến nay các cây xăng thường 'linh động' đổ vào can cho khách hàng”, bà Thương nói.
Đại diện Sở Công Thương cho biết trên khu vực huyện đảo Vân Đồn vẫn có những cây xăng dầu tiếp nhiên liệu trên biển cho các tàu, thuyền. Các chủ tàu không nhất thiết phải xách can lên các cây xăng ở trên bờ để mua xăng.
Trong trường hợp các tàu thực sự cần kíp và chưa mua được nhiên liệu để di chuyển có thể liên hệ trực tiếp với Sở Công Thương Quảng Ninh qua đường dây nóng để trao đổi và có biện pháp tiếp nhiên liệu hợp lý.
Cây xăng không cho tàu du lịch mua xăng bằng can
Nhiều tàu chở khách du lịch tuyến đảo Vân Đồn đi Cô Tô, Quan Lạn phải nằm bờ do không mua được nhiên liệu vì cây xăng không đồng ý bán vào can.
zingnews.vn