Theo đó kể từ ngày 1/7/2024, thực hiện Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vietcombank triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến.
Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng đề nghị “hỗ trợ” cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng…
Vietcombank cho biết cách thức lừa đảo phổ biến đang được các đối tượng thực hiện là gọi điện, nhắn tin, kết bạn với khách hàng qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học hoặc lập nick gây nhầm lẫn như “Nhân viên Ngân hàng”, “Hỗ trợ khách hàng"... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng (inbox) nhằm dẫn dụ khách hàng để lừa đảo lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng.
Các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
Hoặc đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại…
Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Do đó, Vietcombank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không bấm vào link, không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác vì ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…).
Khách hàng cũng lưu ý không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh ngân hàng/cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
Theo Vietcombank, trong trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học hay khi thực hiện xác thực sinh trắc học với các giao dịch trực tuyến theo quy định, khách hàng có thể tới điểm giao dịch Vietcombank gần nhất để được cán bộ ngân hàng hỗ trợ trực tiếp.
Ghi nhận trong ngày đầu triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến, đã có hiện tượng nghẽn mạng cục bộ đối với ứng dụng của một số ngân hàng như VCB Digibank của Vietcombank hay Sacombank Pay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... Theo đại diện ngân hàng, nhu cầu cập nhật thông tin sinh trắc học tăng đột biến trong ngày đầu quy định có hiệu lực đã khiến hệ thống bị gián đoạn tại nhiều thời điểm.
Còn tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), đại diện ngân hàng cho biết tính đến hôm nay 1/7, đã có hơn 30% khách hàng của BVBank tiến hành xác thực khuôn mặt, đáp ứng các điều kiện giao dịch theo quy định tại Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà nước.
"Các khách hàng còn lại của BVBank vẫn đang tiếp tục cài đặt. Trong quá trình cài đặt khách hàng cần thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân chỉ cần video call đến bộ phận hỗ trợ 24/7 sẽ được hỗ trợ chuyển đổi thông tin và bắt đầu cài đặt sinh trắc học. Trong trường hợp không quét được NFC, khách hàng có thể đến các điểm giao dịch để được hỗ trợ", vị đại diện BVBank nói.
Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024; trong đó quy định khách hàng bắt buộc xác thực sinh trắc học khi thực hiện một số giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử của các ngân hàng như: Chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên; Kích hoạt dịch vụ ngân hàng số lần đầu hoặc đổi thiết bị sử dụng ứng dụng ngân hàng số...
Trước đó, các ngân hàng đã liên tục thông báo và hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học thông qua nhiều kênh như tin nhắn trên ứng dụng ngân hàng, email, báo chí... Các bước cài đặt trên ứng dụng ngân hàng phổ biến bao gồm: Chụp hai mặt của Căn cước công dân (CCCD) gắn chip; đọc thông tin trên CCCD theo hướng dẫn và chụp ảnh khuôn mặt để hoàn tất cài đặt.
Xem tiếp...
Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng tình huống một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng đề nghị “hỗ trợ” cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng…
Vietcombank cho biết cách thức lừa đảo phổ biến đang được các đối tượng thực hiện là gọi điện, nhắn tin, kết bạn với khách hàng qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học hoặc lập nick gây nhầm lẫn như “Nhân viên Ngân hàng”, “Hỗ trợ khách hàng"... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng (inbox) nhằm dẫn dụ khách hàng để lừa đảo lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng.
Các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
Hoặc đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại…
Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Do đó, Vietcombank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không bấm vào link, không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác vì ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như gọi điện, nhắn tin SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…).
Khách hàng cũng lưu ý không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh ngân hàng/cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
Theo Vietcombank, trong trường hợp gặp khó khăn khi thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học hay khi thực hiện xác thực sinh trắc học với các giao dịch trực tuyến theo quy định, khách hàng có thể tới điểm giao dịch Vietcombank gần nhất để được cán bộ ngân hàng hỗ trợ trực tiếp.
Ghi nhận trong ngày đầu triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến, đã có hiện tượng nghẽn mạng cục bộ đối với ứng dụng của một số ngân hàng như VCB Digibank của Vietcombank hay Sacombank Pay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)... Theo đại diện ngân hàng, nhu cầu cập nhật thông tin sinh trắc học tăng đột biến trong ngày đầu quy định có hiệu lực đã khiến hệ thống bị gián đoạn tại nhiều thời điểm.
Còn tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), đại diện ngân hàng cho biết tính đến hôm nay 1/7, đã có hơn 30% khách hàng của BVBank tiến hành xác thực khuôn mặt, đáp ứng các điều kiện giao dịch theo quy định tại Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà nước.
"Các khách hàng còn lại của BVBank vẫn đang tiếp tục cài đặt. Trong quá trình cài đặt khách hàng cần thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân chỉ cần video call đến bộ phận hỗ trợ 24/7 sẽ được hỗ trợ chuyển đổi thông tin và bắt đầu cài đặt sinh trắc học. Trong trường hợp không quét được NFC, khách hàng có thể đến các điểm giao dịch để được hỗ trợ", vị đại diện BVBank nói.
Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024; trong đó quy định khách hàng bắt buộc xác thực sinh trắc học khi thực hiện một số giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử của các ngân hàng như: Chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên; Kích hoạt dịch vụ ngân hàng số lần đầu hoặc đổi thiết bị sử dụng ứng dụng ngân hàng số...
Trước đó, các ngân hàng đã liên tục thông báo và hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học thông qua nhiều kênh như tin nhắn trên ứng dụng ngân hàng, email, báo chí... Các bước cài đặt trên ứng dụng ngân hàng phổ biến bao gồm: Chụp hai mặt của Căn cước công dân (CCCD) gắn chip; đọc thông tin trên CCCD theo hướng dẫn và chụp ảnh khuôn mặt để hoàn tất cài đặt.
Xem tiếp...