Căng thẳng có gây ung thư vú?

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Tôi 40 tuổi, gần đây bị căng thẳng do áp lực công việc và chuyện gia đình. Tình trạng này có tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú không? (Minh Trang, Gia Lai)


Trả lời:

Thông thường, căng thẳng xuất hiện do con người trải qua những sự kiện, thay đổi lớn trong cuộc sống, thậm chí cả công việc hàng ngày. Căng thẳng ngắn hạn có tác dụng tích cực cho cơ thể, nhưng kéo dài ảnh hưởng sức khỏe. Căng thẳng mạn tính có thể gây hại như giấc ngủ kém, lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nội tiết và miễn dịch. Tình trạng này còn khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể chống lại bệnh kém, tăng nguy cơ ung thư.

Đại học Szczecin, Ba Lan đã nghiên cứu về tác động tích lũy căng thẳng theo thời gian (như mất người thân, ly hôn, nghỉ hưu...) với tỷ lệ ung thư vú. Sau 5 năm theo dõi trên 850 phụ nữ tham gia cho thấy phụ nữ có 4-6 biến cố lớn trong đời có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người không có hoặc ít biến cố.

Khi căng thẳng, không ít người tìm đến thuốc lá - yếu tố làm tăng . Một số người uống rượu bia, lạm dụng các thức uống này cũng có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao hơn. Đây là cách căng thẳng gián tiếp góp phần gây ung thư vú. Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao cơ thể dễ bị ung thư hơn khi căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, giấc ngủ và hormone. Mối liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực với bệnh ung thư vú có thể do phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Căng thẳng còn tiềm ẩn nguy cơ với người đã hoặc đang mắc bệnh ung thư vú bằng cách kích thích khối u ác tính phát triển hoặc lan rộng. Khi ở trạng thái này, cơ thể giải phóng norepinephrine - một trong những "hormone gây căng thẳng". Norepinephrine kích thích cơ thể hình thành mạch máu mới, nuôi dưỡng và đẩy nhanh sự lây lan của tế bào ung thư (di căn).

Với người bệnh ung thư vú, sự lạc quan và tinh thần chiến đấu rất quan trọng nên cần y bác sĩ hỗ trợ, tư vấn để vượt qua cảm xúc tiêu cực. Người bệnh có thể châm cứu, massage, thiền, đi dạo, tập yoga, trị liệu tâm lý, tâm sự với người thân, viết nhật ký... để giảm căng thẳng. Trong quá trình , một số người bệnh có thể stress đến mức bỏ lỡ lịch tái khám, người nhà nên gọi bác sĩ để được giúp đỡ, đánh giá mức độ căng thẳng và tư vấn phù hợp.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom