Cám cảnh nhà thuốc ở Mỹ: Kinh doanh bết bát, hơn 4.500 cơ sở phải đóng cửa, ngay cả ông lớn cũng phải vật lộn để sinh tồn

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Cám cảnh nhà thuốc ở Mỹ: Kinh doanh bết bát, hơn 4.500 cơ sở phải đóng cửa, ngay cả ông lớn cũng phải vật lộn để sinh tồn - Ảnh 1.


Bartell Drugs là chuỗi nhà thuốc nổi tiếng ở Seattle với 130 năm lịch sử, được mệnh danh là nhà thuốc lâu đời nhất tại Mỹ. Khi thương hiệu được bán cho Rite Aid, vào năm 2020, chuỗi nhà thuốc này có 67 chi nhánh với doanh thu 550 triệu USD.

Với người dân Seattle, cái tên Bartell không chỉ là nơi bán thuốc mà còn là một biểu tượng văn hóa khi các dược sĩ biết con cái các hộ gia đình trong khu vực bị bệnh gì hay sức khỏe của cộng đồng ra sao.

"Bartell không chỉ là một nhà thuốc, nó còn là một phần văn hóa của Seattle", tờ Fortune cho hay.

Những tưởng đại dịch Covid-19 sẽ khiến tình hình kinh doanh của Bartell đi lên nhưng không, hãng Rite Aid, chuỗi nhà thuốc lớn thứ 3 tại Mỹ, đã phá sản vào tháng 10/2023 và buộc phải đóng cửa 520 nhà thuốc của mình.

Cám cảnh nhà thuốc ở Mỹ: Kinh doanh bết bát, hơn 4.500 cơ sở phải đóng cửa, ngay cả ông lớn cũng phải vật lộn để sinh tồn - Ảnh 2.


Giờ đây những ai có con nhỏ bị cảm cúm giữa đêm tại Seattle có lẽ sẽ phải gọi xe cấp cứu vì chẳng dễ kiếm được nhà thuốc gần nhà.

Câu chuyện của Bartell chỉ là một trong vô số những nhà thuốc đang phải đóng cửa tại Mỹ hậu đại dịch Covid-19. Kể từ năm 2022 đến nay, số lượng nhà thuốc đóng cửa đã tăng gấp đôi.

Số liệu của Seattle Times cho thấy kể từ năm 2008 đến nay, bình quân có khoảng 30 nhà thuốc đóng cửa mỗi năm trong khu vực.

Báo cáo của Hiệp hội nhà thuốc bang Washington (WSPA) thì cho thấy hơn 8% số cửa hàng bán thuốc tại đây đã phải đóng cửa trong 13 tháng qua.

Nguyên nhân chính được cho là giá thuê mặt bằng tăng cao, lợi nhuận phần trăm bán thuốc ngày càng mỏng trong khi vô số đối thủ mới như mảng bán thuốc trực tuyến của Amazon tham gia khiến thị trường đang trở nên áp lực hơn bao giờ hết.

Khác với nhiều nước, việc các công ty bảo hiểm và hãng dược phẩm quy định nhà thuốc được trích bao nhiêu phần trăm lợi nhuận đang làm khó các dược sĩ. Việc những chuỗi nhà thuốc lớn thu mua, sáp nhập lẫn nhau tạo nên thế độc quyền đang đè bẹp những người chơi nhỏ lẻ.

Trớ trêu thay, ngay cả những chuỗi nhà thuốc lớn như CVS hay Walgreens cũng đang phải vật lộn để sinh tồn.

Vật lộn để sinh tồn

Tờ Fortune cho hay những chuỗi nhà thuốc lớn tại Mỹ như CVS hay Walgreens đang ngày càng kiếm ít tiền hơn từ nghiệp vụ chính là bán thuốc, qua đó buộc phải dựa vào những mảng kinh doanh phụ như bán bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe...để giữ tăng trưởng.

Trông khi đó, chuỗi nhà thuốc lớn thứ 3 tại Mỹ là Rite Aid dù đăng ký phá sản nhưng vẫn đang phải vật lộn để thanh toán nốt nợ nần, bán bớt tài sản và chấm dứt các hợp đồng thuê mặt bằng nhanh nhất có thể.

Cám cảnh nhà thuốc ở Mỹ: Kinh doanh bết bát, hơn 4.500 cơ sở phải đóng cửa, ngay cả ông lớn cũng phải vật lộn để sinh tồn - Ảnh 3.


Số liệu của Fortune cho thấy cả 3 chuỗi nhà thuốc lớn nhất tại Mỹ là CVS, Walgreens và Rite Aid đã phải đóng hơn 1.500 cơ sở của mình trong tổng số 4.550 nhà thuốc biến mất tại nền kinh tế số 1 thế giới trong 10 năm qua.

Thế nhưng theo Hiệp hội dược sĩ quốc gia Mỹ (NCPA), những con số trên còn chưa phản ánh hết được cơn bĩ cực của những nhà thuốc nhỏ lẻ đã phải vật lộn trong thời gian qua. Tổ chức này cho biết hàng nghìn nhà thuốc nữa sẽ phải đóng cửa trong năm nay vì tình hình khó khăn của thị trường.

Nguyên nhân đầu tiên bị đổ lỗi là do các nhà môi giới phân phối thuốc (PBM), vốn là bên quy định xem mức hoa hồng lợi nhuận mà nhà thuốc nhận được là bao nhiêu, đang bị thu mua bởi những tập đoàn dược lớn như CVS hay UnitedHealth Group, qua đó cắt giảm dần mức phần trăm này xuống khiến nhiều nhà thuốc khó có lợi nhuận.

"Xu thế cắt giảm phí hoa hồng cho nhà thuốc vẫn luôn có nhưng tình hình trở nên tồi tệ nhất đến điểm giới hạn là trong 1-2 năm trở lại đây", ông chủ Ryan Oftebro của chuỗi nhà thuốc Kelley Ross ở Seattle ngán ngẩm nói.

Theo Fortune, chi phí chăm sóc y tế tại Mỹ đang thuộc hàng đắt nhất thế giới khi ngày càng nhiều hãng dược sáp nhập cùng nhau để thống trị thị trường.

Cám cảnh nhà thuốc ở Mỹ: Kinh doanh bết bát, hơn 4.500 cơ sở phải đóng cửa, ngay cả ông lớn cũng phải vật lộn để sinh tồn - Ảnh 4.


Hiện 3 nhà môi giới phân phối lớn nhất hiện nay tại Mỹ là Caremark của CVS, Optum Rx của UnitedHealth và Express Scripts của Cigna chiếm đến 80% thị trường thuốc kê đơn. Điều này khiến những chuỗi nhà thuốc lớn như CVS có khả năng kiểm soát giá và đè bẹp những chuỗi nhỏ lẻ khác trên thị trường, đồng thời giữ giá sản phẩm ở mức cao và buộc người bệnh chấp nhận.

Cũng chính sự độc quyền này khiến các PBM ngày càng cắt giảm phần trăm lợi nhuận cho cửa hàng dược đến mức hầu như không có lợi nhuận.

Ví dụ một dược phẩm chữa tiểu đường thông thường có giá khoảng 590 USD cho các hiệu thuốc mua buôn. Người tiêu dùng sẽ chỉ phải trả 75 USD chi phí nhưng phía bảo hiểm chỉ chấp nhận thanh toán thêm 480 USD, nghĩa là hiệu thuốc sẽ lỗ 35 USD và phải bù trừ vào phí hoa hồng từ hãng dược.

Ngay cả như vậy, PBM cũng đang có quyền lực quá lớn khi thường xuyên trả chậm, coi thường các nhà thuốc nhỏ lẻ vì họ hiểu rằng nếu không có thuốc bán, những hiệu thuốc này cũng sẽ phải đóng cửa vì chẳng tìm được nguồn dược phẩm từ nơi khác.

Thế rồi sự tham gia của thương mại điện tử (TMĐT) càng khiến cuộc chơi trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Những cái tên từ Amazon, Capsule, GoodRx cho đến Cost Plus Drugs đang ngày càng nở rộ. Số liệu của Viện phân phối dược (DCI) cho thấy doanh số mua thuốc qua mạng trong năm 2023 chiếm đến gần 9% tổng số.

Biểu tượng sụp đổ

Quay trở lại với câu chuyện của Bartell, thương hiệu này được thành lập vào năm 1890 bởi chàng dược sĩ trẻ 21 tuổi George H Bartell tại Seattle.

Thế nhưng với 130 năm lịch sử của mình, những người con cháu gia tộc Bartell lại chẳng thể giữ nổi cơ ngơi mà ông cha để lại. Khi phải bán mình cho Rite Aid vào năm 2020, dù có doanh thu nửa tỷ USD nhưng cái giá mà gia tộc Bartell nhận được chỉ là 95 triệu USD với lời cam kết sẽ giữ tên thương hiệu này lại.

Cám cảnh nhà thuốc ở Mỹ: Kinh doanh bết bát, hơn 4.500 cơ sở phải đóng cửa, ngay cả ông lớn cũng phải vật lộn để sinh tồn - Ảnh 5.


Việc Amazon tham gia ngành dược đang khiến nhiều nhà thuốc nhỏ lẻ khó sống hơn


"Đây là lối thoát duy nhất. Ngày càng khó cho các hiệu thuốc địa phương để có thể cạnh tranh trên thị trường", người cháu George D Bartell của nhà sáng lập than thở.

Ngay cả khi đã bán mình cho chuỗi nhà thuốc lớn thứ 3 thế giới thì Bartell cũng không thoát khỏi cảnh bị đóng cửa khi Rite Air tuyên bố phá sản vào năm 2023.

"Đây không phải là một ngành kinh doanh dễ dàng", chuyên gia phân tích Neil Saunders của GlobalData cảnh báo khi giá cổ phiếu các ông lớn như CVS và Walgreens đã giảm tương ứng 16% và 48% trong năm qua.

*Nguồn: Fortune

Băng Băng

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom