Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi:
- Sao chú muốn thử đường huyết?
- Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói đo bệnh tiểu đường.
- Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, thận, đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.
Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.
- Dạ thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?
-Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.
Khi cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời, dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.
- Chú hút thuốc nhiều không?
- Cỡ một gói một ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.
- Chú uống rượu nhiều không?
- Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với an hem, người vài xị.
- Chú có vợ con gì không?
- Dạ, một vợ, ba con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nhỏ bỏ lên Bình Dương làm công ngân hết rồi.
- Cháu nghĩ chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khám.
- Tôi bị lao hả bác sĩ.
- Cháu cùng hy vọng là lao. Nhưng…
- Cháu nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đấy có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.
- Ý bác sĩ là ung thư phổi?
- Chưa chắc đâu, phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết…mới có thể kết luận.
Một khoảng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sáng tím tái và khoảng mười lắm phút sau mới trở lại bình thường.
- Ung thư phổi thì sống được bao lâu bac sĩ?
- Chưa chắc đây là ung thư nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm…
Lại một khoảng lặng kéo dài. Minh không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.
- Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?
- Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.
Mình vẫn hay tự hỏi: rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.
Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “ trời kêu ai nấy dạ” nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không có tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục…làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hóa, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao mà tránh khỏi ung thư phối, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.
Trích: Vô Thường
Lại ngẫm, nhiều người trẻ bây giờ cũng vậy, họ hút thuốc vô tội vạ. Cũng không phải họ không hiểu cái tác hại của nó, nhưng con người có cái tính: chủ quan lắm, nghĩ mình trẻ mình khỏe, cứ hút đã bệnh rồi tính sau. Đến lúc bệnh tật nó ập đến trở tay cũng chẳng kịp. Chỉ thương cho vợ con người nhà.
- Sao chú muốn thử đường huyết?
- Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói đo bệnh tiểu đường.
- Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, thận, đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.
Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.
- Dạ thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?
-Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.
Khi cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời, dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.
- Chú hút thuốc nhiều không?
- Cỡ một gói một ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.
- Chú uống rượu nhiều không?
- Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với an hem, người vài xị.
- Chú có vợ con gì không?
- Dạ, một vợ, ba con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nhỏ bỏ lên Bình Dương làm công ngân hết rồi.
- Cháu nghĩ chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khám.
- Tôi bị lao hả bác sĩ.
- Cháu cùng hy vọng là lao. Nhưng…
- Cháu nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đấy có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.
- Ý bác sĩ là ung thư phổi?
- Chưa chắc đâu, phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết…mới có thể kết luận.
Một khoảng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sáng tím tái và khoảng mười lắm phút sau mới trở lại bình thường.
- Ung thư phổi thì sống được bao lâu bac sĩ?
- Chưa chắc đây là ung thư nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm…
Lại một khoảng lặng kéo dài. Minh không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.
- Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?
- Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.
Mình vẫn hay tự hỏi: rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.
Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là “ trời kêu ai nấy dạ” nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không có tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục…làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hóa, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao mà tránh khỏi ung thư phối, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.
Trích: Vô Thường
Lại ngẫm, nhiều người trẻ bây giờ cũng vậy, họ hút thuốc vô tội vạ. Cũng không phải họ không hiểu cái tác hại của nó, nhưng con người có cái tính: chủ quan lắm, nghĩ mình trẻ mình khỏe, cứ hút đã bệnh rồi tính sau. Đến lúc bệnh tật nó ập đến trở tay cũng chẳng kịp. Chỉ thương cho vợ con người nhà.