Gần đây tôi đi tiểu ra nhiều bọt. Đây có phải dấu hiệu bệnh tiểu đạm hay không, điều trị thế nào? (Mỹ Hạnh, 57 tuổi, TP HCM)
Trả lời:
Tiểu đạm (protein niệu) được sử dụng để mô tả protein trong nước tiểu. Tiểu đạm rất phổ biến ở bệnh nhân gặp vấn đề liên quan đến thận, cả điều trị ngoại trú và nội trú.
Lượng protein trong nước tiểu ở người bình thường dưới 150 mg mỗi ngày. Nếu đi tiểu mỗi ngày nhiều hơn 150 mg protein được xác định protein niệu. Nếu nước tiểu có 3-3,5 g protein mỗi ngày gọi là protein niệu ở mức thận hư. Bất kỳ mức độ tiểu đạm nào cũng cần tìm nguyên nhân.
Ở giai đoạn đầu, protein niệu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu. Ngoài ra, bạn cần khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm. Trong giai đoạn nặng, các triệu chứng có thể bao gồm phù ở mặt và hai chân, nước tiểu có bọt lâu tan. Khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đến bệnh viện khám ngay.
Nguyên nhân chính của protein niệu là rối loạn chức năng lọc của thận. Protein niệu đánh dấu sự gia tăng nguy cơ tổn thương thận do tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Mức độ protein niệu tương quan với sự tiến triển của bệnh.
Protein niệu có thể làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch. Đây là sớm của bệnh thận mạn tính - tình trạng mất dần các chức năng thận đến suy thận mạn giai đoạn cuối, phải điều trị thay thế thận như lọc máu (chạy thận nhân tạo), lọc màng bụng hoặc ghép thận.
Tình trạng protein niệu xuất hiện thoáng qua trong các trường hợp như nhiễm trùng đường tiết niệu, protein niệu tư thế (xảy ra sau khi người bệnh đứng thẳng trong thời gian dài, không đi tiểu vào sáng sớm), sốt, tập thể dục cường độ cao, dịch tiết âm đạo, mang thai.
Trong khi đó, tình trạng protein niệu dai dẳng xảy ra trong các trường hợp gồm bệnh cầu thận (như viêm cầu thận), bệnh ống thận (viêm ống thận cấp, viêm mô kẽ thận...), đái tháo đường, bệnh mô liên kết (rối loạn liên quan đến các mô giàu protein như mô mỡ, mô xương và mô sụn). Viêm mạch, bệnh amyloidosis (sự lắng đọng của các sợi giống tinh bột tại một số cơ quan), suy tim sung huyết (tâm thất không thể bơm đủ máu cho các cơ quan dẫn đến ứ dịch và máu trong phổi, gan...), tăng huyết áp cũng khiến protein niệu dai dẳng.
Điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị nguyên nhân cơ bản. Hầu hết phương thức giúp giảm mức độ protein niệu, đặc biệt albumin niệu (albumin là một loại protein quan trọng trong máu), giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn. Cách điều trị khác nhau tùy từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh thận gây ra protein niệu, kế hoạch điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.
Người có nguy cơ cao mắc bệnh thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch hay trong gia đình có người bệnh thận... cần tầm soát bệnh thận mỗi năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
BS.CKI Mạch Thị Chúc Linh
Khoa Nội Thận - Lọc Máu
Trung tâm Tiết Niệu - Thận Học - Nam Khoa
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM
Xem tiếp...
Trả lời:
Tiểu đạm (protein niệu) được sử dụng để mô tả protein trong nước tiểu. Tiểu đạm rất phổ biến ở bệnh nhân gặp vấn đề liên quan đến thận, cả điều trị ngoại trú và nội trú.
Lượng protein trong nước tiểu ở người bình thường dưới 150 mg mỗi ngày. Nếu đi tiểu mỗi ngày nhiều hơn 150 mg protein được xác định protein niệu. Nếu nước tiểu có 3-3,5 g protein mỗi ngày gọi là protein niệu ở mức thận hư. Bất kỳ mức độ tiểu đạm nào cũng cần tìm nguyên nhân.
Ở giai đoạn đầu, protein niệu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu. Ngoài ra, bạn cần khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm. Trong giai đoạn nặng, các triệu chứng có thể bao gồm phù ở mặt và hai chân, nước tiểu có bọt lâu tan. Khi xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đến bệnh viện khám ngay.
Nguyên nhân chính của protein niệu là rối loạn chức năng lọc của thận. Protein niệu đánh dấu sự gia tăng nguy cơ tổn thương thận do tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Mức độ protein niệu tương quan với sự tiến triển của bệnh.
Protein niệu có thể làm tăng nguy cơ tử vong do tim mạch. Đây là sớm của bệnh thận mạn tính - tình trạng mất dần các chức năng thận đến suy thận mạn giai đoạn cuối, phải điều trị thay thế thận như lọc máu (chạy thận nhân tạo), lọc màng bụng hoặc ghép thận.
Tình trạng protein niệu xuất hiện thoáng qua trong các trường hợp như nhiễm trùng đường tiết niệu, protein niệu tư thế (xảy ra sau khi người bệnh đứng thẳng trong thời gian dài, không đi tiểu vào sáng sớm), sốt, tập thể dục cường độ cao, dịch tiết âm đạo, mang thai.
Trong khi đó, tình trạng protein niệu dai dẳng xảy ra trong các trường hợp gồm bệnh cầu thận (như viêm cầu thận), bệnh ống thận (viêm ống thận cấp, viêm mô kẽ thận...), đái tháo đường, bệnh mô liên kết (rối loạn liên quan đến các mô giàu protein như mô mỡ, mô xương và mô sụn). Viêm mạch, bệnh amyloidosis (sự lắng đọng của các sợi giống tinh bột tại một số cơ quan), suy tim sung huyết (tâm thất không thể bơm đủ máu cho các cơ quan dẫn đến ứ dịch và máu trong phổi, gan...), tăng huyết áp cũng khiến protein niệu dai dẳng.
Điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị nguyên nhân cơ bản. Hầu hết phương thức giúp giảm mức độ protein niệu, đặc biệt albumin niệu (albumin là một loại protein quan trọng trong máu), giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn. Cách điều trị khác nhau tùy từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh thận gây ra protein niệu, kế hoạch điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.
Người có nguy cơ cao mắc bệnh thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch hay trong gia đình có người bệnh thận... cần tầm soát bệnh thận mỗi năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
BS.CKI Mạch Thị Chúc Linh
Khoa Nội Thận - Lọc Máu
Trung tâm Tiết Niệu - Thận Học - Nam Khoa
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về tiết niệu để bác sĩ giải đáp |
Xem tiếp...