Các bước chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

PV Xamer

Big Daddy
⚔VIP⚔
Bài viết
122,685
Xu
326
Khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng, xét nghiệm PSA, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết là các bước giúp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.


BS.CKI Phan Trường Nam, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư hệ tiết niệu thường gặp nhất ở nam giới. Nếu được chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Nam giới độ tuổi trung niên thường xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không hết, tia nước tiểu yếu... Đây thường là các triệu chứng tăng sản tuyến tiền tiền liệt gây chèn ép và kích thích đường tiết niệu. Người bệnh được bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu khám và thực hiện các xét nghiệm cơ bản như siêu âm qua ngả trực tràng, tổng phân tích nước tiểu, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (Prostate-specific antigen - PSA) máu. Cụ thể, chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thường được tiến hành qua các bước sau:

Khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng (DRE): Bác sĩ dùng găng tay, gel bôi trơn rồi đưa ngón tay qua hậu môn để cảm nhận bề mặt tuyến tiền liệt có xuất hiện bất thường nào không. Đây là phương pháp khám chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt bước đầu đơn giản, nhanh chóng cho biết các đặc điểm như kích thước, mật độ, tổn thương bất thường, độ di động...

Xét nghiệm PSA: Song song DRE, bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm PSA. Ở đàn ông bình thường, nồng độ PSA trong máu thường dưới 4 ng/ml. PSA càng cao, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng tăng.



Bác sĩ Trường Nam (bên trái) phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


Chụp cộng hưởng từ (MRI)
: Trong trường hợp phát hiện PSA của người bệnh cao hơn bình thường, nghi ngờ ung thư cao, bác sĩ yêu cầu chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có thuốc tương phản để đánh giá nguy cơ ung thư, giai đoạn ung thư, phát hiện ung thư di căn (nếu có).

Sinh thiết: Nếu trên hình ảnh cộng hưởng từ đánh giá có nguy cơ cao (PIRADS 4-5), bác sĩ cho người bệnh làm sinh thiết. Sau khi gây tê hoặc gây mê người bệnh, bác sĩ sử dụng cây kim nhỏ chuyên dụng, dưới hướng dẫn siêu âm, đâm từ ngả trực tràng hoặc đáy chậu vào tuyến tiền liệt, lấy một số (thường là 12) mẫu mô trong tuyến tiền liệt soi dưới kính hiển vi. Từ kết quả sinh thiết, bác sĩ có đủ cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo bác sĩ Trường Nam, nếu được phát hiện và điều trị sớm, còn ở giai đoạn khu trú, ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng rất tốt. Ngược lại, ung thư không còn trong giai đoạn khu trú, việc điều trị rất phức tạp, tiên lượng không cao.

Để sớm phát hiện bệnh, khuyến cáo nam giới từ 50 trở lên cần làm xét nghiệm PSA ít nhất một lần trong đời để sớm phát hiện ung thư tuyến tiền liệt (nếu có). Người có người thân là nam giới từng mắc ung thư tuyến tiền liệt hay người thân là nữ mắc ung thư vú, cần đi tầm soát ung thư tuyến tiền liệt sớm hơn, khoảng từ năm 45 tuổi.

Ngoài ra, nam giới 45-50 tuổi trở lên cần xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng một lần nhằm phát hiện sớm các vấn đề liên quan tuyến tiền liệt để theo dõi, điều trị phù hợp.

Thắng Vũ

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiết niệu để bác sĩ giải đáp

Xem tiếp...
 

Chủ đề tương tự

Back
Top Bottom